Danh mục

Quyết định số 143/2001/QĐ-BTC về ban hành và công bố 6 chuẩn mực kiểm toán Việt Nam (đợt 3)

Số trang: 60      Loại file: doc      Dung lượng: 589.00 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 6 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tham khảo tài liệu quyết định số 143/2001/qđ-btc về ban hành và công bố 6 chuẩn mực kiểm toán việt nam (đợt 3), tài chính - ngân hàng, kế toán - kiểm toán phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quyết định số 143/2001/QĐ-BTC về ban hành và công bố 6 chuẩn mực kiểm toán Việt Nam (đợt 3) Q UY Ế T Đ Ị NH CỦA BỘ TRƯ ỞNG BỘ TÀI CHÍNH SỐ143/2001/QĐ- BTC NGÀY 21 THÁNG 12 NĂM 2001 VỀ VIỆC BAN HÀNH VÀ CÔNG BỐ SÁU CHUẨN MỰC KIỂM TOÁN VIỆT NAM (ĐỢT 3) BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH - Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 2/3/1993 của Chính phủ về Nhiệm vụ,quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ; - Căn cứ Nghị định số 178/CP ngày 28/10/1994 của Chính phủ về Nhiệm vụ,quyền hạn và tổ chức bộ máy Bộ Tài chính; - Căn cứ Nghị định số 07/CP ngày 29/1/1994 của Chính phủ ban hành Quychế kiểm toán độc lập trong nền kinh tế quốc dân; Để đáp ứng yêu cầu đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, tài chính, nâng cao chấtlượng của kiểm toán độc lập trong nền kinh tế quốc dân; Kiểm tra, kiểm soátchất lượng hoạt động kiểm toán độc lập, lành mạnh hoá thông tin tài chính trongnền kinh tế quốc dân; Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chế độ kế toán, Chánh Văn phòng Bộ Tàichính, QUY Ế T Đ Ị NH: Đi ề u 1: Ban hành sáu (06) chuẩn mực kiểm toán Việt Nam có số hiệu vàtên gọi sau đây: 1. Chuẩn mực số 240 - Gian lận và sai sót; 2. Chuẩn mực số 300 - Lập kế hoạch kiểm toán; 3. Chuẩn mực số 400 - Đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ; 4. Chuẩn mực số 530 - Lấy mẫu kiểm toán và các thủ tục lựa chọn khác; 5. Chuẩn mực số 540 - Kiểm toán các ước tính kế toán; 6. Chuẩn mực số 610 - Sử dụng tư liệu của kiểm toán nội bộ. Đi ề u 2: Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam được ban hành kèm theo Quyếtđịnh này áp dụng đối với kiểm toán độc lập báo cáo tài chính. Dịch vụ kiểm toáncác thông tin tài chính khác và dịch vụ liên quan của Công ty kiểm toán được ápdụng theo quy định cụ thể của từng chuẩn mực. Đi ề u 3: Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2002. Đ i ề u 4: Kiểm toán viên và Công ty kiểm toán hoạt động hợp pháp tạiViệt Nam có trách nhiệm triển khai thực hiện chuẩn mực kiểm toán Việt Namtrong hoạt động của mỗi Công ty. Vụ trưởng Vụ Chế độ kế toán, Chánh văn phòng Bộ và Thủ trưởng các đơnvị liên quan thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm travà thi hành Quyết định này. H Ệ T H Ố NG CHUẨN MỰC KIỂM TOÁN VIỆT NAM CHUẨN MỰC SỐ 240 GIAN LẬN VÀ SAI SÓT (Ban hành theo Quyết định số143/2001/QĐ-BTC ngày 21 tháng 12 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính) QUI ĐỊNH CHUNG 01. Mục đích của chuẩn mực này là qui định các nguyên tắc, thủ tục cơ bảnvà hướng dẫn thể thức áp dụng các nguyên tắc và thủ tục cơ bản liên quan đếntrách nhiệm của kiểm toán viên và công ty kiểm toán trong việc xem xét gian lậnvà sai sót trong quá trình kiểm toán báo cáo tài chính. 02. Khi lập kế hoạch và thực hiện thủ tục kiểm toán, khi đánh giá và báo cáokết quả thực hiện thủ tục kiểm toán, kiểm toán viên và công ty kiểm toán phảixem xét xem có các sai phạm do gian lận hoặc sai sót gây ra làm ảnh hưởng trọngyếu đến báo cáo tài chính không? 03. Chuẩn mực này áp dụng cho kiểm toán báo cáo tài chính và được vậndụng cho kiểm toán thông tin tài chính khác và các dịch vụ liên quan của công tykiểm toán. Kiểm toán viên và công ty kiểm toán phải tuân thủ các qui định của chuẩnmực này trong quá trình thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính. Đơn vị được kiểm toán (khách hàng) và các bên sử dụng kết quả kiểm toánphải có những hiểu biết cần thiết về những qui định trong chuẩn mực này để phốihợp công việc với công ty kiểm toán và kiểm toán viên cũng như xử lý các quan hệliên quan đến các thông tin đã được kiểm toán. Các thuật ngữ trong chuẩn mực này được hiểu như sau: 04. Gian lận: Là những hành vi cố ý làm sai lệch thông tin kinh tế, tài chínhdo một hay nhiều người trong Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc, các nhân viênhoặc bên thứ ba thực hiện, làm ảnh hưởng đến báo cáo tài chính. Gian lận có thể biểu hiện dưới các dạng tổng quát sau: - Xuyên tạc, làm giả chứng từ, tài liệu liên quan đến báo cáo tài chính; - Sửa đổi chứng từ, tài liệu kế toán làm sai lệch báo cáo tài chính; - Biển thủ tài sản; - Che dấu hoặc cố ý bỏ sót các thông tin, tài liệu hoặc nghiệp vụ kinh tế làmsai lệch báo cáo tài chính; - Ghi chép các nghiệp vụ kinh tế không đúng sự thật; - Cố ý áp dụng sai các chuẩn mực, nguyên tắc, phương pháp và chế độ kếtoán, chính sách tài chính; - Cố ý tính toán sai về số học. 05. Sai sót: Là những lỗi không cố ý có ảnh hưởng đến báo cáo tài chính,như: - Lỗi về tính toán số học hoặc ghi chép sai; - Bỏ sót hoặc hiểu sai, làm sai các khoản mục, các nghiệp vụ kinh tế; - Áp dụng sai các chuẩn mực, ng ...

Tài liệu được xem nhiều: