Danh mục

Quyết định số 2402/QĐ-BTP

Số trang: 21      Loại file: doc      Dung lượng: 147.50 KB      Lượt xem: 26      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 19,000 VND Tải xuống file đầy đủ (21 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Quyết định số 2402/QĐ-BTP về việc ban hành quy chế làm việc của bộ tư pháp. Căn cứ Nghị định số 138/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 10 năm 2016 của Chính phủ ban hành Quy chế làm việc của Chính phủ;
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quyết định số 2402/QĐ-BTP BỘ TƯ PHÁP CỘNG HÒA XàHỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ­­­­­­­ Độc lập ­ Tự do ­ Hạnh phúc  ­­­­­­­­­­­­­­­ Số: 2402/QĐ­BTP Hà Nội, ngày 27 tháng 11 năm 2017   QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ LÀM VIỆC CỦA BỘ TƯ PHÁP BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP Căn cứ Nghị định số 138/2016/NĐ­CP ngày 01 tháng 10 năm 2016 của Chính phủ ban hành Quy  chế làm việc của Chính phủ; Căn cứ Nghị định số 96/2017/NĐ­CP ngày 16 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức  năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp; Căn cứ Quyết định số 337/2005/QĐ­TTg ngày 19 tháng 02 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ  ban hành Quy chế làm việc mẫu của Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế làm việc của Bộ Tư pháp. Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 1685/QĐ­ BTP ngày 5 tháng 7 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc ban hành Quy chế làm việc  của Bộ Tư pháp. Điều 3. Bộ trưởng, Thứ trưởng, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ, Giám đốc Sở Tư pháp, Cục  trưởng Cục Thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành  Quyết định này./.     BỘ TRƯỞNG  Nơi nhận: ­ Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo); ­ Các Phó Thủ tướng; ­ Văn phòng Chính phủ; ­ Các Thứ trưởng; ­ Các đơn vị thuộc Bộ; ­ Các tổ chức chính trị ­ xã hội thuộc Bộ; Lê Thành Long ­ Các Sở Tư pháp, Cục Thi hành án dân sự tỉnh, thành phố  trực thuộc Trung ương; ­ Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp; ­ Lưu: VT, Vụ TCCB.   QUY CHẾ LÀM VIỆC CỦA BỘ TƯ PHÁP (Ban hành kèm theo Quyết định số 2402/QĐ­BTP ngày 27 tháng 11 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ   Tư pháp) Chương I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng 1. Quy chế này quy định nguyên tắc làm việc, chế độ trách nhiệm; quan hệ công tác; cách thức,  quy trình giải quyết công việc của Bộ Tư pháp (sau đây gọi là Bộ). 2. Quy chế này áp dụng đối với các đơn vị thuộc Bộ; cán bộ, công chức, viên chức, người lao  động (sau đây gọi chung là công chức, viên chức) của các đơn vị thuộc Bộ; các tổ chức, cá nhân  khác làm việc với Bộ Tư pháp chịu sự điều chỉnh của Quy chế này. Điều 2. Nguyên tắc làm việc 1. Bộ làm việc theo chế độ thủ trưởng, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, đề cao trách  nhiệm của người đứng đầu, bảo đảm sự chỉ đạo, điều hành thống nhất, thông suốt của Bộ  trưởng đối với các lĩnh vực công tác của Bộ, Ngành; mọi hoạt động của Bộ phải tuân thủ quy  định của Hiến pháp, pháp luật và Quy chế làm việc của Bộ. 2. Một người, một đơn vị được giao thực hiện nhiều nhiệm vụ nhưng mỗi nhiệm vụ chỉ giao  cho một đơn vị, một người chủ trì thực hiện. Nhiệm vụ được giao cho đơn vị nào thì Thủ  trưởng đơn vị đó phải chịu trách nhiệm chính về nhiệm vụ được giao. 3. Công chức, viên chức chủ động giải quyết công việc đúng phạm vi thẩm quyền và trách  nhiệm được phân công; đúng trình tự, thủ tục và thời hạn giải quyết công việc theo quy định  của pháp luật, chương trình, kế hoạch công tác, Quy chế làm việc của Bộ, của đơn vị, trừ  trường hợp đột xuất hoặc có yêu cầu của cơ quan cấp trên. 4. Bảo đảm phát huy năng lực, sở trường của công chức, viên chức, đề cao sự phối hợp công  tác, trao đổi thông tin trong giải quyết công việc và trong mọi hoạt động theo chức năng, nhiệm  vụ, quyền hạn được pháp luật quy định. 5. Bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch, chất lượng và hiệu quả trong mọi hoạt động; thực  hiện nền hành chính thống nhất, thông suốt, liên tục, bảo đảm tính hệ thống thứ bậc chặt chẽ,  tính pháp quyền, hiện đại, liêm chính, phục vụ Nhân dân và chịu sự kiểm tra, giám sát của Nhân  dân. Chương II TRÁCH NHIỆM, PHẠM VI, CÁCH THỨC GIẢI QUYẾT CÔNG VIỆC VÀ QUAN HỆ  CÔNG TÁC Mục 1. TRÁCH NHIỆM, PHẠM VI VÀ CÁCH THỨC GIẢI QUYẾT CÔNG VIỆC Điều 3. Trách nhiệm, phạm vi và cách thức giải quyết công việc của Bộ trưởng 1. Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của Bộ trưởng Bộ trưởng là thành viên Chính phủ  và là người đứng đầu Bộ, chịu trách nhiệm cá nhân trước Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ,  Quốc hội và trước pháp luật về mọi hoạt động quản lý nhà nước của Bộ; chỉ đạo, điều hành Bộ  thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định. 2. Cách thức giải quyết công việc của Bộ trưởng a) Trực tiếp giải quyết công việc thuộc phạm vi quản lý của Bộ bao gồm cả những việc đã  ph ...

Tài liệu được xem nhiều: