Danh mục

Quyết định số 368/QĐ-TTg năm 2024

Số trang: 40      Loại file: doc      Dung lượng: 371.50 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 12,000 VND Tải xuống file đầy đủ (40 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 5 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Quyết định số 368/QĐ-TTg về việc phê duyệt quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quyết định số 368/QĐ-TTg năm 2024 THỦ TƯỚNG CHÍNH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM PHỦ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ------- --------------- Số: 368/QĐ-TTg Hà Nội, ngày 04 tháng 5 năm 2024 QUYẾT ĐỊNHPHÊ DUYỆT QUY HOẠCH VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG THỜI KỲ 2021 - 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050 THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦCăn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều củaLuật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;Căn cứ Luật Quy hoạch ngày 24 tháng 11 năm 2017;Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 11 luật có liên quan đến quy hoạch ngày 15 tháng 6năm 2018;Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch ngày 20 tháng 11năm 2018;Căn cứ Nghị quyết số 61/2022/QH15 ngày 16 tháng 6 năm 2022 của Quốc hội tiếp tục tăng cườnghiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch và một số giải pháp tháo gỡ khókhăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ lập và nâng cao chất lượng quy hoạch thời kỳ 2021 - 2030;Căn cứ Nghị quyết số 81/2023/QH15 ngày 09 tháng 01 năm 2023 của Quốc hội về Quy hoạch tổngthể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050;Căn cứ Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiếtthi hành một số điều của Luật Quy hoạch; Nghị định số 58/2023/NĐ-CP ngày 12 tháng 8 năm 2023của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07 tháng 5năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quy hoạch;Căn cứ Nghị quyết số 14/NQ-CP ngày 08 tháng 02 năm 2023 của Chính phủ ban hành chươngtrình hành động của Chính phủ để thực hiện Nghị quyết số 30/NQ-TW ngày 23 tháng 11 năm 2022của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng đồng bằngsông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn 2045;Căn cứ Quyết định số 492/QĐ-TTg ngày 19 tháng 4 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệtnhiệm vụ lập Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050;Theo đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 3179/TTr-BKHĐT ngày 26 tháng 4 năm2024 về phê duyệt Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm2050; Báo cáo thẩm định số 11/BC-HĐTĐ ngày 23 tháng 01 năm 2024 của Hội đồng thẩm địnhquy hoạch vùng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. QUYẾT ĐỊNH:Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm2050 với những nội dung sau:I. PHẠM VI, RANH GIỚI LẬP QUY HOẠCHPhạm vi, ranh giới lập quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng bao gồm toàn bộ lãnh thổ đất liền, cácđảo, quần đảo và không gian biển của 11 tỉnh, thành phố: Thành phố Hà Nội, thành phố Hải Phòng,các tỉnh Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Quảng Ninh, Thái Bình, Nam Định, Hà Namvà Ninh Bình. Phía Bắc, Đông Bắc và phía Tây, Tây Nam giáp vùng trung du và miền núi phía Bắc;phía Nam giáp vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung; phía Đông giáp Vịnh Bắc Bộ.II. QUAN ĐIỂM, TẦM NHÌN, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN1. Quan điểm phát triển:a) Vùng đồng bằng sông Hồng là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng, là động lực phát triển hàngđầu, có vai trò dẫn dắt quá trình cơ cấu lại nền kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng của đấtnước để tạo đột phá phát triển nhanh, bền vững. Phát triển vùng phải phát huy vai trò và khai tháchiệu quả các thế mạnh về địa chính trị, địa kinh tế, điều kiện tự nhiên và các giá trị văn hoá, lịch sử;các hành lang, vành đai kinh tế, cực tăng trưởng, trung tâm kinh tế, hệ thống đô thị; phải bảo đảmphù hợp với chủ trương, đường lối phát triển của Đảng và Nhà nước, Chiến lược phát triển kinh tế -xã hội cả nước giai đoạn 2021 - 2030, Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam, cácchiến lược phát triển ngành, lĩnh vực quốc gia có liên quan; bảo đảm sự tuân thủ, tính liên tục, kếthừa và sự phù hợp với quy hoạch tổng thể quốc gia và các quy hoạch ngành quốc gia;b) Phát triển và cơ cấu lại kinh tế vùng phải dựa vào khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyểnđổi số để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của vùng; phải phát huy hiệu quảcác trung tâm nghiên cứu khoa học công nghệ, các trung tâm đổi mới sáng tạo hàng đầu quốc gia đểchuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng công nghiệp và dịch vụ hiện đại, nông nghiệp côngnghệ cao, hữu cơ, xanh, tuần hoàn, bảo đảm vùng phát triển hiện đại, văn minh, sinh thái dẫn đầu cảnước. Phát triển hiệu quả, bền vững kinh tế biển theo hướng tăng trưởng xanh, bảo tồn đa dạng sinhhọc và các hệ sinh thái biển;c) Phát triển kinh tế hài hoà với phát triển văn hoá, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; giữ gìn,phát huy bản sắc văn hoá, giá trị lịch sử, nhất là văn hóa đồng bằng Bắc Bộ. Coi văn hóa và các giátrị truyền thống là nguồn lực phát triển hướng tới nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và hạnhphúc của Nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa nông thôn vàthành thị. Phát triển văn hóa, y tế, giáo dục - đào tạo bảo đảm chất lượng cao, hiện đại, tương đươngvới các quốc gia phát triển trong khu vực;d) Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, bảo đảm tổ chức không gian hợp lý, hiệuquả, thống nhất, liên kết nội vùng, liên vùng, khu vực và quốc tế, phát huy tối đa những lợi thế củavùng và tác động lan tỏa của các vùng động lực, cực tăng trưởng, các hành lang kinh tế và các cảngquốc tế. Tổ chức không gian phát triển vùng phải gắn kết giữa khu vực đất liền với không gian biển;quản lý, khai thác và sử dụng hiệu quả không gian ngầm, vùng biển, vùng trời. Chú trọng việc kếtnối các hành lang kinh tế trong nước với các hành lang kinh tế của khu vực và quốc tế. Ưu ...

Tài liệu được xem nhiều: