QUYẾT ĐỊNH QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quyết định Số: 420/QĐ-BTP BỘ TƯ PHÁP CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT ------- NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc -------------- Số: 420/QĐ-BTP Hà Nội, ngày 19 tháng 01 năm 2010 QUYẾT ĐỊNH QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁPCăn cứ Nghị định số 93/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng 8 năm 2008 của Chính phủquy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;Căn cứ Quyết định số 405/CP ngày 10 tháng 11 năm 1979 của Hội đồng Chínhphủ (nay là Chính phủ) về việc thành lập Trường Đại học pháp lý Hà Nội (nay làTrường Đại học Luật Hà Nội);Căn cứ Quyết định số 1727/QĐ-TTg ngày 28 tháng 11 năm 2008 của Thủ tướngChính phủ về các đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Tư pháp;Căn cứ “Điều lệ trường đại học” ban hành kèm theo Quyết định số 153/2003/QĐ-TTg ngày 30 tháng 7 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ;Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Hiệu trưởng Trường Đại họcLuật Hà Nội, QUYẾT ĐỊNH:Điều 1. Vị trí và chức năngTrường Đại học Luật Hà Nội (sau đây gọi là Trường) là trường đại học công lậpthuộc hệ thống giáo dục quốc dân của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam,là đơn vị thuộc Bộ Tư pháp, có chức năng tổ chức đào tạo đại học và sau đại họcluật; nghiên cứu khoa học, truyền bá pháp lý và tư vấn pháp luật.Trường chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp của Bộ Tư pháp, sự quản lý nhà nước vềgiáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo.Trường là đơn vị sự nghiệp, có con dấu và tài khoản tại Kho bạc và Ngân hàngtheo quy định của pháp luật.Điều 2. Nhiệm vụ, quyền hạnTrường có nhiệm vụ, quyền hạn sau:1. Xây dựng, trình Bộ trưởng Bộ Tư pháp kế hoạch công tác dài hạn, trung hạn vàhàng năm của Trường phù hợp với chiến lược phát triển giáo dục và quy hoạchmạng lưới các trường đại học của Nhà nước; tham gia xây dựng chiến lược, chínhsách, quy hoạch, kế hoạch phát triển Ngành Tư pháp;2. Xây dựng, trình Bộ trưởng quy hoạch, kế hoạch về tổ chức bộ máy, biên chế,cán bộ, viên chức; đào tạo, bồi dưỡng và quản lý, sử dụng đội ngũ cán bộ, viênchức của Trường;3. Chủ trì hoặc tham gia xây dựng các đề án, văn bản về đào tạo, nghiên cứu khoahọc phục vụ cho công tác của ngành và đất nước để Bộ trưởng ban hành theo thẩmquyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành;4. Tổ chức thực hiện việc quy hoạch, kế hoạch củng cố, kiện toàn tổ chức, bộ máy,tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng và quản lý đội ngũ cán bộ, viên chức của Trườngtheo quy định của pháp luật và sự phân cấp của Bộ Tư pháp;5. Tổ chức các hoạt động đào tạo, bao gồm: Xác định và mở các ngành, chuyênngành đào tạo đại học luật; phát triển chương trình đào tạo theo hướng đa dạnghoá, chuẩn hoá và hiện đại hoá; xây dựng và thực hiện các kế hoạch đào tạo dàihạn, ngắn hạn với quy mô, hình thức và phương pháp đào tạo hợp lý nhằm khôngngừng nâng cao chất lượng đào tạo; tổ chức tuyển sinh, đào tạo, bồi dưỡng, đánhgiá kết quả đào tạo, công nhận và cấp bằng tốt nghiệp cử nhân, thạc sĩ luật học vàcác văn bằng, chứng chỉ khác phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao; thamgia đào tạo các chức danh tư pháp và thực hiện các nhiệm vụ đào tạo khác do Bộtrưởng Bộ Tư pháp giao;6. Tổ chức biên soạn, thẩm định, in và phát hành các giáo trình, sách và tài liệu đểphục vụ cho công tác giảng dạy, học tập và nghiên cứu của Trường;7. Xây dựng và phát triển hệ thống thông tin, thư viện và các trang thiết bị hiệnđại, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu, truyền bá pháp lývà tư vấn pháp luật;8. Tổ chức các hoạt động khoa học và công nghệ, bao gồm: Xác định và thực hiệncác chiến lược, định hướng, kế hoạch nghiên cứu khoa học dài hạn, trung hạn vàngắn hạn; huy động các nguồn lực phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học; tổchức cho các tập thể, cán bộ, viên chức và sinh viên trong trường thực hiện các đềtài nghiên cứu khoa học; hợp tác, liên kết khoa học với các cơ sở đào tạo, nghiêncứu ở trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật và phân cấp của BộTư pháp; tổ chức ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học vào các hoạt độngcủa Trường;9. Tổ chức thực hiện các hoạt động tư vấn pháp luật cho các cơ quan, tổ chức vàcá nhân theo quy định của pháp luật; tổ chức các hoạt động trợ giúp pháp lý theoquy định của pháp luật, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và năng lực của Trường;10. Tham gia các hoạt động xây dựng, thẩm định các dự án, văn bản quy phạmpháp luật, tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật;11. Tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch, biện pháp giáo dục và quản lýsinh viên; phối hợp với các cơ quan, tổ chức và gia đình thực hiện tốt mục tiêugiáo dục toàn diện cho sinh viên;12. Huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực tài chính nhằm thực hiện cácnhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật và sự phân cấp của Bộ Tư pháp;13. Thực hiện chế độ tài chính, kế toán của Trường theo quy định của pháp luật vàsự phân cấp của Bộ Tư pháp;14. Quản lý, sử dụng đất đai, cơ sở vật chất, tài sản, trang thiết bị của Trường theoquy định của pháp luật;15. Thực hiện hợp tác quốc tế về đào tạo và nghiên cứu khoa học theo quy địnhcủa pháp luật và theo sự phân cấp của Bộ Tư pháp;16. Giải quyết khiếu nại, tố cáo; thực hiện phòng chống tham nhũng, tiêu cực, thựchành tiết kiệm, chống lãng phí trong hoạt động của Trường theo quy định của phápluật và phân cấp của Bộ Tư pháp; thực hiện công tác thanh tra đào tạo theo quyđịnh của pháp luật;17. Tổ chức thực hiện các quy trình kiểm định chất lượng đào tạo của Trường theoquy định của pháp luật;18. Tổ chức và thực hiện công tác thi đua, khen thưởng và quản lý cán bộ, viênchức theo quy định của pháp luật và sự phân cấp của Bộ Tư pháp;19. Tổ chức thực hiện ...