Danh mục

Quyết định số 786/2019/QĐ-BYT

Số trang: 79      Loại file: doc      Dung lượng: 1.50 MB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Xem trước 8 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Quyết định số 786/2019/QĐ-BYT ban hành “Hướng dẫn can thiệp lạm dụng ma túy tổng hợp dạng Amphetamine”. Căn cứ Luật phòng, chống vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) số 64/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quyết định số 786/2019/QĐ-BYT BỘ Y TẾ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ------- Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 786/QĐ-BYT Hà Nội, ngày 01 tháng 03 năm 2019 QUYẾT ĐỊNH BAN HÀNH HƯỚNG DẪN CAN THIỆP LẠM DỤNG MA TÚY TỔNG HỢP DẠNG AMPHETAMINE BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾCăn cứ Luật phòng, chống vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS)số 64/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006;Căn cứ Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng,nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS, QUYẾT ĐỊNH:Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Hướng dẫn can thiệp lạm dụng ma túy tổng hợp dạngAmphetamine”.Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký, ban hành.Điều 3. Các ông, bà: Chánh Văn phòng Bộ; Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS; Vụ trưởng cácVụ, Cục trưởng các Cục trực thuộc Bộ Y tế; Giám đốc các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộcBộ Y tế; Giám đốc Sở Y tế các Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương và Thủ trưởng các đơn vị cóliên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. KT. BỘ TRƯỞNGNơi nhận: THỨ TRƯỞNG- Như Điều 3;- Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam (để báo cáo);- Ủy ban về CVĐXH của Quốc hội (để báo cáo);- Văn phòng Chính phủ (để báo cáo);- Bộ trưởng (để báo cáo);- Các Thứ trưởng (để biết); Nguyễn Viết Tiến- Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế;- Lưu: VT, AIDS. HƯỚNG DẪN CAN THIỆP LẠM DỤNG MA TÚY TỔNG HỢP DẠNG AMPHETAMINE(Ban hành kèm theo Quyết định số 786 /QĐ-BYT Ngày 01 tháng 3 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế) THAM GIA BIÊN SOẠN1. Chủ biênPGS.TS.Bs Nguyễn Hoàng Long, Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS;2. Nhóm biên soạn- PGS.TS.Bs. Nguyễn Hoàng Long, Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS;- PGS.TS.Bs. Lê Minh Giang - Trường Đại học Y Hà Nội;- PGS. TS.Bs. Đỗ Văn Dũng - Trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh;- TS.Bs. Hoàng Đình Cảnh - Cục Phòng, chống HIV/AIDS;- Ths.Bs. Đỗ Hữu Thuỷ - Cục Phòng, chống HIV/AIDS;- Ths.Bs. Nguyễn Thị Minh Tâm - Cục Phòng, chống HIV/AIDS;- Ths.Bs. Trần Mạnh Cường - Viện Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai;- TS.Bs. Kiều Công Thủy - Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1;- Ths.Bs. Nguyễn Hữu Anh - Trường Đại học Y Hà Nội;- Ths.Bs. Nguyễn Song Chí Trung - Trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh;- TS. Nguyễn Trung Hải - Trường Đại học Lao động - Xã hội;- CN. Trần Đức Trung - Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến Phát triển Cộng đồng.3. Nhóm thư ký- Ths.Bs. Đỗ Hữu Thuỷ - Cục Phòng, chống HIV/AIDS;- Ths. Trần Thanh Tùng - Cục Phòng, chống HIV/AIDS;- Ths. Mạc Thị Ngọc Mai - Cục Phòng, chống HIV/AIDS. LỜI GIỚI THIỆUSử dụng ma túy tổng hợp nói chung và các chất kích thích dạng Amphetamine (ATS) nói riêng đanglà một vấn đề khá phức tạp ở nhiều quốc gia trên thế giới và Việt Nam. Theo báo cáo của nhiều quốcgia trên thế giới, trong số người sử dụng ma túy tổng hợp, phần lớn họ sử dụng và lạm dụng các chấtkích thích dạng Amphetamine.Với xu hướng ra đời liên tục của nhiều loại ma túy tổng hợp mới cũngnhư sự gia tăng số người lạm dụng ma túy tổng hợp, việc lạm dụng ma túy tổng hợp đã không chỉảnh hưởng đến người bệnh, làm giảm chất lượng cuộc sống mà còn ảnh hưởng đến gia đình, cộngđồng, ảnh hưởng đến sự ổn định xã hội, kinh tế và chính trị. Một số người bệnh có rối loạn tâm thần(hay còn gọi là ngáo đá) đó cũng là những tác động tiêu cực dễ thấy và là bệnh lý cùng như nguyênnhân tử vong thường gặp ở người lạm dụng ATS.Trong những năm qua, Việt Nam đang cố gắng phối hợp với các quốc gia và tổ chức quốc tế, đặc biệtlà các tổ chức của Liên Hợp quốc để củng cố sự hợp tác, nâng cao hiệu quả giải quyết vấn nạn matúy tổng hợp, tuy nhiên tình hình vẫn diễn biến phức tạp và chiều hướng số người sử dụng vẫn tiếptục gia tăng. Kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới cho thấy chưa có một giải pháp can thiệp nàothật sự hữu hiệu với người lạm dụng ATS mà cần một giải pháp tổng thể bao gồm các can thiệp vềtâm lý xã hội và các liệu pháp điều trị giúp giảm các tác động không mong muốn với cả người sửdụng ATS cũng như với cộng đồng. Trong bối cảnh số người sử dụng ATS trong cộng đồng đang giatăng thì rất cần thiết phải có thông tin và hướng dẫn can thiệp về lạm dụng ATS.Nhằm giúp các cán bộ y tế và nhân viên xã hội có các kiến thức và hiểu biết v ...

Tài liệu được xem nhiều: