Quyết định số 925/QĐ-UBND phê duyệt điều lệ hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tỉnh Bình Phước; Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quyết định số 925/QĐ-UBND năm 2016 Tỉnh Bình Phước
ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TỈNH BÌNH PHƯỚC Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 925/QĐUBND Bình Phước, ngày 22 tháng 04 năm 2016
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT ĐIỀU LỆ HỘI BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG TỈNH BÌNH
PHƯỚC
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Nghị định số 45/2010/NĐCP ngày 21/4/2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt
động và quản lý hội; Nghị định số 33/2012/NĐCP ngày 13/4/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐCP của Chính phủ;
Căn cứ Thông tư số 03/2013/TTBNV ngày 16/4/2013 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định chi tiết
thi hành Nghị định số 45/2010/NĐCP của Chính phủ;
Xét đề nghị Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ Trình số 538/TTrSNV ngày 30/3/2016,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Điều lệ Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tỉnh
Bình Phước đã được Đại hội đại biểu Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tỉnh Bình Phước
khóa II, nhiệm kỳ 2015 2020 thông qua ngày 15/01/2016.
Điều 2. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Giám đốc Sở Công thương, Chủ
tịch Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, Thủ trưởng
các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.
CHỦ TỊCH
Nơi nhận:
CT, các PCT UBND tỉnh;
Như Điều 2;
LĐVP;
Sở Nội vụ: 02 bản;
Lưu: VT, PNC.(H32)
Nguyễn Văn Trăm
ĐIỀU LỆ
HỘI BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG TỈNH BÌNH PHƯỚC KHÓA II (NHIỆM KỲ
2015 2020)
(Phê duyệt kèm theo Quyết định số 925/QĐUBND ngày 22/4/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh Bình
Phước)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Tên gọi
Tên gọi: Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tỉnh Bình Phước, gọi tắt là Hội Bảo vệ người
tiêu dùng Bình Phước.
Điều 2. Tôn chỉ, mục đích
Hội Bảo vệ người tiêu dùng Bình Phước (sau đây gọi tắt là Hội) là một tổ chức xã hội tự
nguyện, không vì mục đích lợi nhuận của những tổ chức, cá nhân, hoạt động tuân thủ theo pháp
luật Việt Nam trên các lĩnh vực tiêu chuẩn, chất lượng và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
trong tỉnh, nhằm giúp đỡ nhau nâng cao trình độ nghề nghiệp, xây dựng và áp dụng các biện
pháp kỹ thuật, công nghệ trong lĩnh vực tiêu chuẩn, chất lượng hàng hóa, dịch vụ hàng hóa, tư
vấn, hòa giải và giải quyết khiếu nại bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Hội là thành viên của Liên hiệp Hội Khoa học và Kỹ thuật Bình Phước, đồng thời là thành viên
của Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (VINASTAS).
Điều 3. Địa vị pháp lý, trụ sở
1. Hội có tư cách pháp nhân, con dấu, tài khoản riêng, hoạt động theo quy định của pháp luật
Việt Nam và Điều lệ được UBND tỉnh phê duyệt.
2. Trụ sở của Hội đặt: tại Chi cục Quản lý thị trường tỉnh đường Hùng Vương, Phường Tân
Bình, thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước.
Điều 4. Phạm vi, lĩnh vực hoạt động
1. Hoạt động trên phạm vi địa bàn tỉnh Bình Phước, trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng, tư vấn người tiêu dùng và giải quyết khiếu nại của người tiêu dùng.
2. Hội chịu sự quản lý nhà nước của Sở Công Thương và các cơ quan có liên quan đến lĩnh vực
hoạt động của Hội theo quy định của pháp luật.
Điều 5. Nguyên tắc tổ chức, hoạt động
Tổ chức, hoạt động của Hội được thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:
1. Tự nguyện, tự quản.
2. Dân chủ, bình đẳng, công khai, minh bạch.
3. Tự đảm bảo kinh phí hoạt động.
4. Không vì mục đích lợi nhuận.
5. Tuân thủ hiến pháp, pháp luật và Điều lệ Hội.
Chương II
QUYỀN HẠN, NHIỆM VỤ
Điều 6. Quyền hạn
1. Tuyên truyền mục đích của Hội.
2. Đại diện cho hội viên trong mối quan hệ đối nội, đối ngoại có liên quan đến chức năng nhiệm
vụ của Hội.
3. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của hội viên phù hợp với tôn chỉ mục đích của Hội theo
quy định của pháp luật.
4. Đại diện cho người tiêu dùng tiến hành khiếu nại tới các tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng
hóa, dịch vụ; tố cáo tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền; khởi kiện ra tòa án khi được người
tiêu dùng ủy quyền;
5. Được tham gia Chương trình, Dự án, đề tài thuộc lĩnh vực tư vấn, phổ biến kiến thức pháp
luật có liên quan đến tiêu chuẩn, chất lượng và bảo vệ người tiêu dùng. Tham gia tư vấn, phản
biện và giám định xã hội về những vấn đề có liên quan đến tiêu chuẩn hóa chất lượng và bảo
vệ người tiêu dùng theo đề nghị của cơ quan Nhà nước, phù hợp với quy đị ...