Rà soát pháp luật tại tiểu bang Nordrhein Westfalen và kinh nghiệm cho công tác pháp điển hóa ở Việt Nam
Số trang: 25
Loại file: pdf
Dung lượng: 288.51 KB
Lượt xem: 10
Lượt tải: 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Sự cần thiết và những vấn đề cơ bản về rà soát pháp luật Trong khuôn khổ hoạt động lập pháp liên bang, từ năm 1954 đến 1968, CHLB Đức đã tiến hành một đợt tổng rà soát pháp luật. Sau đợt tổng rà soát này, pháp luật liên bang đã được xác định lại trên cơ sở các văn bản đã được rà soát bao gồm các văn bản cập nhật và có hiệu lực2. Hệ thống pháp luật CHLB Đức vào thời điểm bắt đầu tiến hành đợt tổng rà soát cũng có nhiều điểm tương đồng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Rà soát pháp luật tại tiểu bang Nordrhein Westfalen và kinh nghiệm cho công tác pháp điển hóa ở Việt NamRà soát pháp luật tại tiểu bangNordrhein Westfalen và kinhnghiệm cho công tác pháp điển hóa ở Việt Nam 1. Sự cần thiết và những vấn đề cơ bản về rà soát pháp luật Trong khuôn khổ hoạt động lập pháp liên bang, từ năm 1954 đến1968, CHLB Đức đã tiến hành một đợt tổng rà soát pháp luật. Sau đợttổng rà soát này, pháp luật liên bang đã được xác định lại trên cơ sở cácvăn bản đã được rà soát bao gồm các văn bản cập nhật và có hiệu lực2.Hệ thống pháp luật CHLB Đức vào thời điểm bắt đầu tiến hành đợttổng rà soát cũng có nhiều điểm tương đồng với hiện trạng pháp luậtViệt Nam hiện nay. Một vài năm trước đây, Tiểu bang Nordrhein-Westfalen (NRW)cũng tiến hành một đợt tổng rà soát pháp luật. Trong đợt tổng rà soátđó, toàn bộ pháp luật tiểu bang đã được kiểm tra, tập hợp thành năm“gói” pháp luật lớn. Các văn bản này sau khi được rà soát đã được xửlý thông qua các điều khoản bãi bỏ hoặc các điều khoản quy định vềnghĩa vụ báo cáo sau một thời gian thực hiện. Mục tiêu của các nhà lậppháp lúc đó không chỉ nhằm xây dựng được một hệ thống pháp luậtliên bang mang tính cập nhật và đầy đủ, đồng thời loại bỏ các quy địnhđã hết hiệu lực hoặc lạc hậu mà còn nhằm tập hợp và duy trì tính cậpnhật thường xuyên của các đạo luật và văn bản dưới luật, đảm bảo cácvăn bản này luôn trong tình trạng có hiệu lực và phù hợp với thực tiễn.Điều này sẽ có tác dụng giảm mạnh quan liêu hành chính trong hoạtđộng lập pháp3. Từ kết quả hai đợt tổng rà soát pháp luật của CHLB Đức và củaTiểu bang NRW, chúng tôi cho rằng, trong công tác rà soát pháp luậtở Việt Nam cần lưu ý đến một số vấn đề cụ thể sau: 1.1. Xác định các văn bản luật là đối tượng tổng rà soát pháp luật i) Một vấn đề mang tính quyết định cần được giải quyết trước khitiến hành tổng rà soát pháp luật chính là việc xác định các văn bản luậtnào là đối tượng tổng rà soát. Thực tế tại nước Đức, việc trả lời cho câuhỏi này khá đơn giản, do trong hệ thống pháp luật CHLB Đức chỉ cóhai loại văn bản luật: văn bản luật của Nghị viện (thẩm quyền ban hànhcác luật của Liên bang và các tiểu bang được xác định theo từng lĩnhvực điều chỉnh theo quy định từ Điều 73 Luật cơ bản/Hiến pháp CHLBĐức - GG) và Nghị định của Chính phủ liên bang (Điều 80 GG) đượcban hành để hướng dẫn thi hành các đạo/bộ luật của Nghị viện liênbang hoặc Nghị định của chính quyền các Tiểu bang được ban hành đểhướng dẫn thi hành các đạo luật của Nghị viện tiểu bang. Mặc dù hiệnnay, khái niệm về các đạo luật/văn bản luật được giải thích trong Hiếnpháp CHLB Đức theo nghĩa khá rộng, cũng không nên quên rằng bảnthân các quốc gia châu Âu cũng phải mất hơn 200 năm để giải thíchkhái niệm “văn bản luật”, cả theo khía cạnh pháp lý và chính trị4. Trong Hiến pháp của Việt Nam không tồn tại nguyên tắc phân quyềntheo mô hình nhà nước liên bang, đồng thời cũng không quy định phânchia thẩm quyền ban hành luật theo các lĩnh vực chính trị khác nhau.Trên thực tế ở Việt Nam, bên cạnh Quốc hội còn có 10 cơ quan nhànước cùng 64 Uỷ ban nhân dân, Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố cóthẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL). CácVBQPPL của Việt Nam được chia thành hai nhóm: văn bản luật, baogồm Hiến pháp, các luật và nghị quyết của Quốc hội; và văn bản dướiluật do các cơ quan nhà nước khác hoặc các cơ quan nhà nước nàycùng phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội ban hành5. Trong đó,theo quan niệm của CHLB Đức, rất nhiều loại văn bản của nhiều loạicơ quan nhà nước có thể chỉ được coi là văn bản hành chính hoặcnhững văn bản chỉ thị cá biệt. Xuất phát từ đặc trưng này của hệ thốngpháp luật nên ở Việt Nam thường xuất hiện những tranh cãi về tính quyphạm của văn bản pháp luật của các cơ quan nhà nước cũng như nhữngkhó khăn trong việc xác định mối quan hệ về hiệu lực pháp lý giữa cácvăn bản pháp luật giữa cơ quan nhà nước với nhau. ii) Việt Nam nên tận dụng đợt tổng rà soát pháp luật lần này để đưacác văn bản và quy định chỉ liên quan đến hoạt động và quan hệ nội bộcủa các cơ quan hành chính (các quy định hành chính) hoặc những vănbản chỉ đạo của cơ quan cấp trên đối với cơ quan cấp dưới ra khỏi hệthống VBQPPL đã được rà soát6. Những văn bản hành chính hoặcnhững văn bản chỉ đạo quan trọng nên được tổng hợp trong các tập vănbản hành chính và được công bố. Theo quy định của Tiểu bang NRW,từ năm 1962 đã có quy định về trách nhiệm của các bộ chuyên ngànhtrong việc tập hợp các văn bản hành chính do chính những cơ quan nàyban hành cho cơ quan cấp dưới - với ý nghĩa là những văn bản hànhchính nội bộ có tính chỉ đạo công trong công tác hành chính đối vớicác bộ, ngành - trong lĩnh vực ngành mình phụ trách7. Những văn bảnhành chính trong trường hợp này chỉ bao gồm những quy định chung,cơ bản của cơ quan cấp trên đối với cơ quan hành chính cấp dưới.Những văn bản hành chính cá biệt, chỉ áp dụng cho một hoặc một sốtrường hợp cụ ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Rà soát pháp luật tại tiểu bang Nordrhein Westfalen và kinh nghiệm cho công tác pháp điển hóa ở Việt NamRà soát pháp luật tại tiểu bangNordrhein Westfalen và kinhnghiệm cho công tác pháp điển hóa ở Việt Nam 1. Sự cần thiết và những vấn đề cơ bản về rà soát pháp luật Trong khuôn khổ hoạt động lập pháp liên bang, từ năm 1954 đến1968, CHLB Đức đã tiến hành một đợt tổng rà soát pháp luật. Sau đợttổng rà soát này, pháp luật liên bang đã được xác định lại trên cơ sở cácvăn bản đã được rà soát bao gồm các văn bản cập nhật và có hiệu lực2.Hệ thống pháp luật CHLB Đức vào thời điểm bắt đầu tiến hành đợttổng rà soát cũng có nhiều điểm tương đồng với hiện trạng pháp luậtViệt Nam hiện nay. Một vài năm trước đây, Tiểu bang Nordrhein-Westfalen (NRW)cũng tiến hành một đợt tổng rà soát pháp luật. Trong đợt tổng rà soátđó, toàn bộ pháp luật tiểu bang đã được kiểm tra, tập hợp thành năm“gói” pháp luật lớn. Các văn bản này sau khi được rà soát đã được xửlý thông qua các điều khoản bãi bỏ hoặc các điều khoản quy định vềnghĩa vụ báo cáo sau một thời gian thực hiện. Mục tiêu của các nhà lậppháp lúc đó không chỉ nhằm xây dựng được một hệ thống pháp luậtliên bang mang tính cập nhật và đầy đủ, đồng thời loại bỏ các quy địnhđã hết hiệu lực hoặc lạc hậu mà còn nhằm tập hợp và duy trì tính cậpnhật thường xuyên của các đạo luật và văn bản dưới luật, đảm bảo cácvăn bản này luôn trong tình trạng có hiệu lực và phù hợp với thực tiễn.Điều này sẽ có tác dụng giảm mạnh quan liêu hành chính trong hoạtđộng lập pháp3. Từ kết quả hai đợt tổng rà soát pháp luật của CHLB Đức và củaTiểu bang NRW, chúng tôi cho rằng, trong công tác rà soát pháp luậtở Việt Nam cần lưu ý đến một số vấn đề cụ thể sau: 1.1. Xác định các văn bản luật là đối tượng tổng rà soát pháp luật i) Một vấn đề mang tính quyết định cần được giải quyết trước khitiến hành tổng rà soát pháp luật chính là việc xác định các văn bản luậtnào là đối tượng tổng rà soát. Thực tế tại nước Đức, việc trả lời cho câuhỏi này khá đơn giản, do trong hệ thống pháp luật CHLB Đức chỉ cóhai loại văn bản luật: văn bản luật của Nghị viện (thẩm quyền ban hànhcác luật của Liên bang và các tiểu bang được xác định theo từng lĩnhvực điều chỉnh theo quy định từ Điều 73 Luật cơ bản/Hiến pháp CHLBĐức - GG) và Nghị định của Chính phủ liên bang (Điều 80 GG) đượcban hành để hướng dẫn thi hành các đạo/bộ luật của Nghị viện liênbang hoặc Nghị định của chính quyền các Tiểu bang được ban hành đểhướng dẫn thi hành các đạo luật của Nghị viện tiểu bang. Mặc dù hiệnnay, khái niệm về các đạo luật/văn bản luật được giải thích trong Hiếnpháp CHLB Đức theo nghĩa khá rộng, cũng không nên quên rằng bảnthân các quốc gia châu Âu cũng phải mất hơn 200 năm để giải thíchkhái niệm “văn bản luật”, cả theo khía cạnh pháp lý và chính trị4. Trong Hiến pháp của Việt Nam không tồn tại nguyên tắc phân quyềntheo mô hình nhà nước liên bang, đồng thời cũng không quy định phânchia thẩm quyền ban hành luật theo các lĩnh vực chính trị khác nhau.Trên thực tế ở Việt Nam, bên cạnh Quốc hội còn có 10 cơ quan nhànước cùng 64 Uỷ ban nhân dân, Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố cóthẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL). CácVBQPPL của Việt Nam được chia thành hai nhóm: văn bản luật, baogồm Hiến pháp, các luật và nghị quyết của Quốc hội; và văn bản dướiluật do các cơ quan nhà nước khác hoặc các cơ quan nhà nước nàycùng phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội ban hành5. Trong đó,theo quan niệm của CHLB Đức, rất nhiều loại văn bản của nhiều loạicơ quan nhà nước có thể chỉ được coi là văn bản hành chính hoặcnhững văn bản chỉ thị cá biệt. Xuất phát từ đặc trưng này của hệ thốngpháp luật nên ở Việt Nam thường xuất hiện những tranh cãi về tính quyphạm của văn bản pháp luật của các cơ quan nhà nước cũng như nhữngkhó khăn trong việc xác định mối quan hệ về hiệu lực pháp lý giữa cácvăn bản pháp luật giữa cơ quan nhà nước với nhau. ii) Việt Nam nên tận dụng đợt tổng rà soát pháp luật lần này để đưacác văn bản và quy định chỉ liên quan đến hoạt động và quan hệ nội bộcủa các cơ quan hành chính (các quy định hành chính) hoặc những vănbản chỉ đạo của cơ quan cấp trên đối với cơ quan cấp dưới ra khỏi hệthống VBQPPL đã được rà soát6. Những văn bản hành chính hoặcnhững văn bản chỉ đạo quan trọng nên được tổng hợp trong các tập vănbản hành chính và được công bố. Theo quy định của Tiểu bang NRW,từ năm 1962 đã có quy định về trách nhiệm của các bộ chuyên ngànhtrong việc tập hợp các văn bản hành chính do chính những cơ quan nàyban hành cho cơ quan cấp dưới - với ý nghĩa là những văn bản hànhchính nội bộ có tính chỉ đạo công trong công tác hành chính đối vớicác bộ, ngành - trong lĩnh vực ngành mình phụ trách7. Những văn bảnhành chính trong trường hợp này chỉ bao gồm những quy định chung,cơ bản của cơ quan cấp trên đối với cơ quan hành chính cấp dưới.Những văn bản hành chính cá biệt, chỉ áp dụng cho một hoặc một sốtrường hợp cụ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
tiểu bang Nordrhein Westfalen Rà soát pháp luật Khoa học pháp lý kinh nghiệm quốc tế nghiên cứu pháp luật cải cách tư pháp hệ thống pháp luật bộ máy nhà nướcGợi ý tài liệu liên quan:
-
Giáo trình Pháp luật đại cương: Phần 1 - ThS. Đỗ Văn Giai, ThS. Trần Lương Đức
103 trang 999 4 0 -
BÀI THU HOẠCH QUẢN LÍ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC VÀ QUẢN LÍ GIÁO DỤC
16 trang 308 0 0 -
Tổng hợp các vấn đề về Luật Dân sự
113 trang 283 0 0 -
Bài thuyết trình Chi trả dịch vụ môi trường: Kinh nghiệm quốc tế
19 trang 245 0 0 -
9 trang 231 0 0
-
6 trang 178 0 0
-
22 trang 150 0 0
-
CẢI CÁCH TÒA ÁN–TRỌNG TÂM CỦA CẢI CÁCH TƯ PHÁP
4 trang 127 0 0 -
30 trang 118 0 0
-
Cải cách tòa án ở Việt Nam: Kết quả và những vấn đề đặt ra
7 trang 118 0 0