Danh mục

Rách-Tách động mạch chủ

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 92.92 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Máu thoát mạch đi vào trong lớp giữa và dọc theo lớp áo giữa của thành động mạch chủ. - Cấp tính 2 tuần. 2.Yếu tố nguy cơ - Lớn tuổi - Tăng huyết áp (tăng HA chiếm 70% của tất cả trường hợp bóc tách, sau sẽ bóc tách phần gần hay phần xa). - Bệnh lý mô liên kết (tiền đề gây hoại tử lớp giữa dạng nang và bóc tách phần xa). - Bất thường động mạch chủ bẩm sinh (van động mạch chủ mảnh hoặc hẹp eo) hoặc phình động mạch chủ. - Thai...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Rách-Tách động mạch chủ Rách-Tách động mạch chủI.Đại cương1.Định nghĩa- Máu thoát mạch đi vào trong lớp giữa và dọc theo lớp áo giữa của thànhđộng mạch chủ.- Cấp tính < 2 tuần;- Mãn tính > 2 tuần.2.Yếu tố nguy cơ- Lớn tuổi- Tăng huyết áp (tăng HA chiếm >70% của tất cả trường hợp bóc tách, sausẽ bóc tách phần gần hay phần xa).- Bệnh lý mô liên kết (tiền đề gây hoại tử lớp giữa dạng nang và bóc táchphần xa).- Bất thường động mạch chủ bẩm sinh (van động mạch chủ mảnh hoặc hẹpeo) hoặc phình động mạch chủ.- Thai kỳ.- Chấn thương: đụng giập, phẫu thuật động mạch chủ hoặc phẫu thuật tim,đặt bóng bơm nội động mạch chủ.II.Phân loại+ Stanford- Týp A (phần gần): Ảnh hưởng phầngần của động mạch chủ (bất c hấp vị tríxuất phát).- Týp B (phần xa): Chỉ ảnh hưởng phần xa của động mạch chủ.+ DeBakey- Týp I: Xuất phát tại động mạch chủ lên, lan đến quai động mạch chủ và cókhả năng xa hơn.- Týp II: Xuất phát tại động mạch chủ lên và giới hạn tại đó thôi.- Týp III: Xuất phát tại động mạch chủ xuống và có thể lan rộng tới trướchoặc ngược trở lại.III.Triệu chứng(Am J Med 60:625, 1976)1.Biểu hiện lâm sàng- Đau như xé dội, kéo dài- Ngất- Suy tim- Tai biến mạch máu não2.Dấu hiệu thực thể- Tăng huyết áp- Tụt huyết áp- Mất mạch- Âm thổi hở van động mạch chủ- Kiếm khuyết về thần kinhIV.Cận lâm sàng(N Engl J Med 328:35, 1993)1. SA tim qua thực quản:- Độ nhạy cảm: 99-100%- Độ chuyên biệt: 98%- Ưu: thực hiện nhanh, định lượng được hở van động mạch chủ, động mạchvành và khoang màng tim.- Nhược: đánh giá phần xa của động mạch chủ lên và động mạch chủ xuốngbị hạn chế, làm ảnh hưởng đến huyết áp.2. Chụp động mạch:- Độ nhạy cảm: 88-91%- Độ chuyên biệt: 94%- Ưu: đánh giá được lớp áo trong bị rách, các nhánh mạch máu, động mạchvành, hở van động mạch chủ.- Nhược: chậm, gây xâm lấn, bị ảnh hưởng của thuốc cản quang.3. CT:- Độ nhạy cảm: 83-94%- Độ chuyên biệt: 87-100%- Ưu: nhanh và không xâm lấn.- Nhược: không thể đánh giá được các nhánh và mức độ hở van động mạchchủ.4. MRI:- Độ nhạy cảm: 98-100%- Độ chuyên biệt: 100%- Ưu: không xâm lấn, có thể đánh giá được các nhánh mạch máu.- Nhược: chậm.V.Điều trị+ Đầu tiên- bằng thuốc chẹn bêta tỉnh mạch(làm giảm sự tần số tim phẩn xạ và sức co bóp do thuốc dãn mạch).+ Sau đó- Giảm HA max bằng thuốc dãn mạch qua đường IV.- Điều chỉnh HA max: 100-120 mmHg và tần số tim 60: bằng dùng các thuốc tác dụng ngắn (vd: proprannolol + nitropursside, labetalol).+ Kiểm soát đau bằng MgSO4...+ Phẫu thuật:- Bóc tách phần gần: với tất cả các trường hợp cấp, mãn nếu tiến triển, hởchủ hoặc phình mạch.- Bóc tách phần xa: nếu tiến triển, ảnh hưởng nhánh động mạch có ý nghĩa,tăng HA không kiểm soát được, phình mạch.V.Biến chứng-Tiên lượng:1. Bóc tách cấp tính ở phần gần: tử vong 1% / giờ x 48 giờ.2. Vỡ:- vào khoang màng tim gây chèn ép tim cấp;- xuất huyết vào khoang màng phổi, vào trung thất, ra sau phúc mạc...3. Tắc nghẽn nhánh động mạch:- Động mạch vành gây NMCT cấp (thường động mạch vành P gây NMCT vùng hoành).- Động mạch cảnh gây TBMM Não,- Động mạch bên sườn, lưng gây thiếu máu tuỷ sống làm liệt ½ thân.- Động mạch dưới đòn gây thiếu máu chi trên,- Động mạch chậu làm thiếu máu chi dưới.- Động mạch thân tạng, mạc treo tràng gây thiếu máu ruột;- Động mạch thận gây suy thận cấp.

Tài liệu được xem nhiều: