Trưa tháng sáu. Nắng hoa mắt. Trời lặng phắc không một phảy gió. Bụi chuối héo rũ, cây bưởi táp lá. Cả làng Nụ vạ vật trong cơn ngủ trưa nhớp nháp mồ hôi. Chợt bóng mây kéo ngang, ngọn tre cựa mình kẽo kẹt. Cơn buồn ngủ chìm xuống khi hơi mát phảng phất. Bỗng tất cả giật mình trong mồ hôi ướt sũng: "Ối làng nước ơi! Ối làng nước ơi!". Tiếng kêu thất thanh từ đầu làng réo tới giữa làng: "Ối làng nước ơi! Thằng Ngoạn liều chết rồi!". Tất cả bật dậy. Ai chết? Nhà...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Rắn thần Rắn thần TRUYỆN NGẮN CỦA PHÙNG PHƯƠNG QUÝTrưa tháng sáu. Nắng hoa mắt. Trời lặng phắc không một phảy gió. Bụi chuối héo rũ,cây bưởi táp lá. Cả làng Nụ vạ vật trong cơn ngủ trưa nhớp nháp mồ hôi. Chợt bóng mâykéo ngang, ngọn tre cựa mình kẽo kẹt. Cơn buồn ngủ chìm xuống khi hơi mát phảngphất. Bỗng tất cả giật mình trong mồ hôi ướt sũng: Ối làng nước ơi! Ối làng nước ơi!.Tiếng kêu thất thanh từ đầu làng réo tới giữa làng: Ối làng nước ơi! Thằng Ngoạn liềuchết rồi!.Tất cả bật dậy. Ai chết? Nhà nào có đám mà loa truyền thanh xã không thông báo, lại đểcon mẹ Tùng mồm loa mép giải làm ầm ĩ lên: Thằng Ngoạn liều chết rồi! Thằng Ngoạnrắn chết rồi!. Những tấm lưng lại chớm nằm xuống tìm hơi hướm mát mẻ. Tưởng gì! Cáithằng người không ra người, ngợm không ra ngợm. Chết đi là vừa. Nhưng đa số khôngnén nổi tò mò, đã bước ra đường. Bà Tùng hình như đi từ hướng Động Rắn về, bước chânte tái đi sau cái miệng lu loa. Có vẻ bà hào hứng, bàn tay khua khoắng loạn xị, mái tóccuốn trên đầu xổ tung, cái áo cánh rách toạc đường chỉ tới nách, hở nguyên một bên vúquả mướp thỗn thện.Bà Tùng đã dừng lại giữa đám đông người, dưới bóng cây đa giữa làng. Cái miệng chừngđã mỏi, bọt mép đùn trắng, chỉ còn tiếng lào thào: Nó - thằng Ngoạn - bị rắn chúa cắnchết đấy! Tôi thấy nó nằm úp mặt vào cái hang đào dở, người tím đen. Trên vách động cótiếng con gái cười khanh khách. Sợ vãi đái!. Mọi người bật cười ồ. Bà Tùng sợ vãi đáithật, đũng quần còn loang ướt. Nhìn đám nước bọt trắng trên mép bà, người ta nghĩ đếnnước bọt rắn chúa. Sững sờ. Choáng váng. Làng Nụ đã hai lần bị Ngài ra phép, lần trướcvào năm sáu mươi mới thành lập Hợp tác xã nông nghiệp, ông đội trưởng sản xuất tí nữathì bị rắn chúa cắn, lần này thì có người chết thật rồi. ***Cái miếu cổ ngay đầu làng, đối diện với Động Rắn. Các cụ bảo miếu xưa thờ sơn thần,sau này người làng tiện thể hương khói cho cả thần linh, thổ địa. Tuy lợp bằng lá cọ,nhưng miếu có sáu cây cột to bằng gỗ lim đen bóng. Hai cây nụ đứng trước miếu cành láxòe rộng như chiếc lọng xanh thời vua chúa. Người làng thường thấy một con rắn dài tớibốn thước, da trắng mốc, trên đầu có cái mào đỏ, cứ ngày rằm mùng một là chui vào nằmkhoanh tròn trên bàn thờ hậu cung. Người ta đồn đấy là rắn chúa, chỉ huy hàng ngàn conrắn các loại trong Động. Truyền thuyết rằng, ngày xửa ngày xưa có vị chúa núi họ Đèocai quản cả một vùng rộng lớn, từ núi Nà Rậm sang bên kia sông Lô, tới vùng Tam Đảo.Con gái chúa núi tên là nàng Nụ 18 tuổi, mắt đẹp như trăng rằm, thường khoác chiếc áomàu trắng tinh khiết, mái tóc dài cài bông hoa rừng đỏ tươi. Ngày nào nàng cũng mộtmình lang thang dạo chơi khắp chín rừng, mười bản. Một chiều nghỉ chân bên suối, nàngtình cờ nhìn thấy chàng tiều phu trẻ gánh củi trên núi xuống. Nóng bức quá, chàng ta cởichiếc khố cũ giặt phơi trên tảng đá, rồi trần truồng tắm suối. Tưởng giữa rừng không cóai, nào ngờ nàng Nụ nhìn thấy. Nước suối trong xanh, thân hình chàng tiều phu rám nắng,chắc lẳn như cây lim, cây chẹt. Chàng vùng vẫy bơi lội, nàng nín thở nấp sau bụi lau, mặttựa hoa chuối rừng.Rồi nàng quen tới ngồi bên suối mỗi chiều. Hai người quen nhau, rồi đem lòng yêu thathiết. Khúc suối trong xanh nhiều lần in bóng hai tấm thân trần quấn quýt giữa làn nướcmát. Chuyện đến tai chúa núi, ngài nổi giận đuổi chàng tiều phu ra khỏi địa phận mìnhcai quản. Ngày chàng trai xách búa ra đi, nàng Nụ cũng trốn cha theo người yêu, nhưngmới đi được một đoạn đường thì quân binh đuổi kịp. Theo lệnh chúa núi, chàng trai bịgiết chết rồi ném xác xuống vách núi. Nàng Nụ rú lên thê thảm, gieo mình theo ngườiyêu. Nàng biến thành con rắn trắng có cái mào đỏ. Nơi nàng lao đầu xuống bây giờ làĐộng Rắn. Từ bao giờ, người ta trồng hai cây nụ trước miếu để nhớ tới mối tình chungthủy của đôi nam nữ. Động Rắn là cái thung lũng nhỏ, trên cao là cọ và bứa mọc xennhau, dưới đất bạt ngàn cỏ tế cao lút đầu người. Còn rắn thì vô thiên lủng, từ đám rắn lụcnhỏ rình mò trên cành cây tới bọn hổ mang, hổ trâu, rắn ráo… thường lao vút từ trong bụirậm, bò loằng ngoằng trước mặt người ta, hay những thằng cạp nong, cạp nia khúc đenkhúc trắng loang lổ, đêm trăng bò ra nằm dài thượt ngang lối mòn.Giữa mùa hè, làng lại có đám ma. Đám thằng Ngoạn, một kẻ tứ cố vô thân, tưởng ítngười hóa ra không phải. Cả làng ai cũng đi đứa đám. Không hẳn là nghĩa tử, nghĩa tận,mà người ta tò mò. Trên đường ra nghĩa địa, tiếng rì rầm của phụ nữ, tiếng ồn ào, choangchoác của đàn ông. Không ai bảo ai, họ đều nhắc đến kẻ xấu số đang nằm trong chiếcquan tài gỗ mộc kia.Từ nhỏ thằng Ngoạn đã nổi tiếng liều. Nó thường trèo lên hai cây Nụ trước miếu tìmnhững quả chín chua chua ngọt ngọt để ăn. Nhiều lần nó còn mò vào trong miếu lấy trộmxôi, chuối trên ban thờ. Thằng Ngoạn bị bố nó đánh đòn rất dữ vì tội này. Nó có thể liềucưỡi trâu phi nước đại hay treo mình tr ...