Danh mục

Rào cản trong tiếp cận dịch vụ giáo dục phổ thông của trẻ em gia đình nhập cư tại Bình Dương

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 469.47 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong bài viết này tác giả sẽ phân tích để chỉ ra những rào cản mà các gia đình nhập cư đang phải đối mặt trong tiếp cận dịch vụ giáo dục phổ thông tại tỉnh Bình Dương. Phương pháp nghiên cứu sử dụng trong bài viết này là nghiên cứu tài liệu và nghiên cứu định lượng, dữ liệu định lượng do nhóm chúng tôi thực hiện khảo sát vào tháng 9 và 10 năm 2018 với 348 hộ gia đình tại phường Thuận Giao (Thuận An) và phường Mỹ Phước (Bến Cát) tỉnh Bình Dương.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Rào cản trong tiếp cận dịch vụ giáo dục phổ thông của trẻ em gia đình nhập cư tại Bình Dương RÀO CẢN TRONG TIẾP CẬN DỊCH VỤ GIÁO DỤC PHỔ THÔNG CỦA TRẺ EM GIA ĐÌNH NHẬP CƯ TẠI BÌNH DƯƠNG Đỗ Mạnh Tuấn 1 1. Khoa Sư phạm, Trường Đại học Thủ Dầu MộtTÓM TẮT Quá trình phát triển theo định hướng công nghiệp hóa trong hơn 20 năm qua tại Bình Dươngđã thu hút một lượng lớn dân cư từ các tỉnh thành khác chuyển đến sinh sống và làm việc. Bên cạnhnhững mặt tích cực do dân số nhập cư mang lại, Bình Dương cũng đang phải đương đầu với nhữngthách thức trong việc đảm bảo cung cấp dịch vụ xã hội do dân số nhập cư tăng nhanh, nhất là tronglĩnh vực dịch vụ giáo dục phổ thông dành cho trẻ em. Trong bài viết này chúng tôi sẽ phân tích đểchỉ ra những rào cản mà các gia đình nhập cư đang phải đối mặt trong tiếp cận dịch vụ giáo dục phổthông tại tỉnh Bình Dương. Phương pháp nghiên cứu chúng tôi sử dụng trong bài viết này là nghiêncứu tài liệu và nghiên cứu định lượng, dữ liệu định lượng do nhóm chúng tôi thực hiện khảo sát vàotháng 9 và 10 năm 2018 với 348 hộ gia đình tại phường Thuận Giao (Thuận An) và phường MỹPhước (Bến Cát) tỉnh Bình Dương. Kết quả nghiên cứu cho thấy vấn đề tiếp cận dịch vụ giáo dụcphổ thông của trẻ em gia đình nhập cư tại Bình Dương vẫn đang có những diễn biến tiêu cực. Trẻem và gia đình nhập cư đang gặp phải các rào cản xuất phát từ nhiều phía, trong đó bao gồm cảnhững yếu tố thuộc về hệ thống dịch vụ giáo dục phổ thông, chính sách hỗ trợ giáo dục và cùng vớiđó là rào cản bên trong của gia đình nhập cư đến từ nhận thức, thái độ của cha mẹ về giáo dục cònthấp, kinh tế gia đình khó khăn, nền tảng văn hóa gia đình không coi trọng giá trị giáo dục. Từ khóa: Tiếp cận dịch vụ giáo dục phổ thông, Rào cản, Trẻ em gia đình nhập cư.1. DẪN NHẬP Từ sau khi tái lập tỉnh (01/01/1997) bộ mặt kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Dương đã có nhữngbước chuyển biến mạnh mẽ từ một tỉnh có cơ cấu kinh tế chủ yếu là nông nghiệp trở thành một tỉnhcó ngành công nghiệp cơ bản hiện đại. Đi cùng với quá trình phát triển đó, Bình Dương còn được biếtđến là nơi thu hút nguồn nhân lực từ nhiều tỉnh thành khác trong cả nước đến sinh sống và làm việc.Kết quả Tổng Điều tra dân số và nhà ở năm 2019 cho thấy Bình Dương có đến 53.5% là người nhậpcư, với khoảng 1,2 triệu người (Huy Thịnh, 2019). Có thể nói chính lực lượng lao động nhập cư đãcó những đóng góp rất lớn vào sự phát triển của tỉnh Bình Dương (UBND tỉnh Bình Dương, 2016;Vũ Duy Định, 2018, tr.3), họ đã tạo ra những cơ hội cho Bình Dương phát triển như ngày nay. Bêncạnh những mặt tích cực do sự phát triển mang lại thì Bình Dương đã và đang phải đối mặt với nhiềuthách thức cho sự phát triển bền vững. Một trong những thách thức có thể kể đến là khó khăn nảysinh trong việc tổ chức và cung cấp các dịch vụ xã hội thiết yếu cho người dân, trong đó đặc biệt nổilên là vấn đề cung cấp dịch vụ giáo dục cho trẻ em ở gia đình nhập cư. Nhiều gia đình nhập cư đanggặp phải các thách thức đa chiều trong việc tiếp cận với dịch vụ giáo dục phổ thông. Mặc dù là mộttỉnh có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển, nhưng tại Bình Dương kết quả Tổng Điều tra dân số vànhà ở năm 2019 vẫn cho thấy tình hình trẻ em ngoài nhà trường vẫn còn chiếm một tỷ lệ cao, lên đến17.3%, tỷ lệ này là cao nhất vùng Đông Nam bộ và tương đương nhiều tỉnh thành ở vùng ĐBCSL(Ban Chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở Trung ương, 2019, tr.107). Thông qua bài viết này, chúng tôi sẽ tập trung vào phân tích để chỉ ra những rào cản đang ảnhhưởng đến khả năng tiếp cận dịch vụ giáo dục phổ thông của trẻ em gia đình nhập cư. Từ các pháthiện này, bài viết cũng đưa ra một số gợi ý để góp phần vào việc hỗ trợ trẻ em gia đình nhập cư tiếpcận hiệu quả hơn với dịch vụ giáo dục phổ thông. 1262. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.1. Cách tiếp cận năng lực Tiếp cận năng lực được đề xuất bởi Amatya Sen từ những năm 1980. Khi đánh giá con người, sựthịnh vượng của con người, Sen lập luận rằng, điều quan trọng nhất là biết được người đó có năng lựcthực sự hay không và có thể làm gì. Cách tiếp cận năng lực của Sen (1981) tập trung trực tiếp vào chấtlượng cuộc sống hay những gì mà một người thực sự có thể đạt được. Người ta thường đánh giá chấtlượng cuộc sống như vậy dựa trên những khái niệm cơ bản về “chức năng” (functionings) và “năng lực”(capability). Theo Sen, chức năng là những gì con người ta thực sự làm được, trong khi năng lực là khảnăng đạt được những thứ nhất định (Nguyễn Trung Thành, 2016). Để con người thực hiện được các chứcnăng trong cuộc sống của họ, con người phải có năng lực. Năng lực là tổ hợp khả năng thực hiện các chứcnăng hay đạt được các chức năng. Nói cách khác, theo Sen (1999) năng lực là sự tự do hiện thực mà conngười được thụ hưởng để cuộc sống có ý nghĩa (Phạm Thành Nghị, 2008). Đối với cá ...

Tài liệu được xem nhiều: