Danh mục

Rào cản vốn tín dụng đối với các doanh nghiệp tư nhân hiện nay tại Việt Nam - thực trạng và giải pháp

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 405.24 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết sẽ nêu khái quát về vai trò của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế, sau đó sẽ tập trung vào phân tích vai trò của tín dụng ngân hàng đối với khu vực kinh tế tư nhân. Đồng thời tác giả sẽ nêu thực trạng khả năng tiếp cận vốn vay tín dụng của các doanh nghiệp tư nhân, xác định các yếu tố tác động đến khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp tư nhân cũng như phân tích những rào cản hạn chế khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của khu vực tư nhân ở Việt Nam hiện nay.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Rào cản vốn tín dụng đối với các doanh nghiệp tư nhân hiện nay tại Việt Nam - thực trạng và giải pháp RÀO CẢN VỐN TÍN DỤNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN HIỆN NAY TẠI VIỆT NAM - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Tóm tắt Bài viết sẽ nêu khái quát về vai trò của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế, sau đó sẽ tập trung vào phân tích vai trò của tín dụng ngân hàng đối với khu vực kinh tế tư nhân. Đồng thời tác giả sẽ nêu thực trạng khả năng tiếp cận vốn vay tín dụng của các doanh nghiệp tư nhân, xác định các yếu tố tác động đến khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp tư nhân cũng như phân tích những rào cản hạn chế khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của khu vực tư nhân ở Việt Nam hiện nay. Từ đó đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm cải thiện khả năng tiếp cận vốn vay tín dụng cho các doanh nghiệp tư nhân. Từ khóa: Kinh tế tư nhân, vốn tín dụng 1. Vai trò của kinh tế tƣ nhân trong nền kinh tế 1.1. Khái niệm kinh tế tư nhân Kinh tế tư nhân là khu vực kinh tế nằm ngoài khu vực kinh tế nhà nước, bao gồm các doanh nghiệp trong và ngoài nước, trong đó tư nhân nắm trên 50% vốn đầu tư. Kinh tế tư nhân là tất cả các cơ sở sản xuất kinh doanh không dựa trên sở hữu nhà nước về các yếu tố của quá trình sản xuất. 1.2. Vai trò kinh tế tư nhân trong nền kinh tế Thứ nhất là góp phần lớn vào phát triển kinh tế - xã hội và giải quyết vấn đề việc làm Kinh tế tư nhân liên tục duy trì tốc độ tăng trưởng khá, chiếm tỉ trọng 40- 43% GDP; thu hút khoảng 85% lực lượng lao động, góp phần quan trọng trong huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng thu ngân sách nhà nước, tạo việc làm, cải thiện đời sống nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội. Đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân trong cơ cấu GDP luôn ở mức trên 43% GDP (so với khu vực kinh tế nhà nước 28,9% GDP và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài FDI là 18% GDP). (Cục phát triển doanh nghiệp, 2017) 295 Thứ hai là thúc đẩy thành lập doanh nghiệp mới Kể từ khi luật doanh nghiệp ra đời năm 1999 tháo gỡ những vướng mắc cho doanh nghiệp, số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới đã tăng mạnh. Ước tính cả năm 2017, số doanh nghiệp thành lập mới đạt mức kỷ lục 126.859 doanh nghiệp, tăng 15,2% so với năm 2016 (so với bình quân tăng 10,4% số doanh nghiệp giai đoạn 2010-2016), trong tổng số 561.964 doanh nghiệp Việt Nam đang hoạt động tính đến thời điểm 31/12/2017. Trong năm 2017, tổng số vốn đăng ký của các doanh nghiệp mới là gần 1.300 nghìn tỷ đồng, tăng 45,4%; số vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới là khoảng 10 tỷ đồng, tăng 26,2% so với năm 2016 (Cục Phát triển doanh nghiệp, 2017) 2. Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với khu vực kinh tế tƣ nhân Thứ nhất, tín dụng ngân hàng góp phần đảm bảo cho hoạt động của các doanh nghiệp tư nhân được liên tục: Trên thực tế không một doanh nghiệp nào có thể đảm bảo đủ 100% vốn cho nhu cầu sản xuất kinh doanh. Vốn tín dụng của ngân hàng đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tư nhân đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm máy móc thiết bị cải tiến phương thức kinh doanh, thực hiện các dự án đầu tư. Từ đó góp phần thúc đẩy tạo điều kiện cho quá trình phát triển sản xuất kinh doanh được liên tục. Thứ hai, tín dụng ngân hàng góp phần tập trung vốn sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp tư nhân: Trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt buộc doanh nghiệp phải không ngừng đổi mới công nghệ, muốn đổi mới được công nghệ thì phải có tiềm lực tài chính hùng mạnh. Chính vì vậy tín dụng ngân hàng sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp tư nhân đổi mới trang thiết bị, nâng cao chất lượng sản phẩm, giữ vững và mở rộng thị phần. Xu hướng hiện nay của các doanh nghiệp này là tăng cường liên doanh, liên kết, tập trung vốn đầu tư và mở rộng sản xuất, trang bị kỹ thuật hiện đại để tăng sức cạnh tranh. Tuy nhiên để có một lượng vốn đủ lớn đầu tư cho sự phát triển trong khi vốn tự có lại hạn hẹp, khả năng tích luỹ thấp thì phải mất nhiều năm mới thực hiện được. Và khi đó cơ hội đầu tư phát triển không còn nữa. Như vậy có thể đáp ứng kịp thời, các doanh nghiệp tư nhân có thể tìm đến tín dụng ngân hàng. Chỉ có tín dụng ngân hàng mới có thể giúp doanh nghiệp thực hiện được mục đích của mình là mở rộng phát triển sản xuất kinh doanh… 296 3. Thực trạng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp tư nhân Mô hình tăng trưởng của Việt Nam là mô hình phụ thuộc vào quy mô vốn đầu tư, trong đó chủ yếu dựa vào tín dụng từ khu vực ngân hàng. Hiện nay, doanh nghiệp tư nhân chiếm đến 98% trong doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVN) của nước ta (Cục phát triển doanh nghiệp, 2018). Ngân hàng nhà nước coi tín dụng ngân hàng là quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp tư nhân, do vậy đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng phải đáp ứng đủ nhu cầu về vốn cho các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp tư nhân nói riêng. Theo báo cáo của ngân hàng thế giới 2017 cho biết tiếp cận tài chính được coi là một trở ngại hàng đầu đối với việc kinh doanh.Cũng theo báo cáo có tới 24,7% doanh nghiệp Việt Nam năm 2015 cho rằng tiếp cận tín dụng là trở ngại lớn nhất khiến cho doanh nghiệp không phát triển được, thiếu vốn, các doanh nghiệp tư nhân không thể đầu tư công nghệ và mở rộng sản xuất kinh doanh, từ đó giảm sức cạnh tranh của nền kinh tế. Do vậy, Chính phủ Việt Nam đã bắt đầu các biện pháp can thiệp đặc biệt để giải quyết vấn đề này, ch ng hạn như giảm chi phí cho vay và thúc đẩy việc sử dụng các khoản bảo lãnh tín dụng. Về phần mình, ngân hàng thương mại (NHTM) hỗ trợ sáng kiến của Chính phủ bằng cách hướng tới khách hàng mục tiêu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) trong đó bao ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: