Danh mục

Rau nhút chữa sốt, bướu cổ

Số trang: 3      Loại file: pdf      Dung lượng: 226.71 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Rau nhút hay rau nhút, tên khoa học là Neptunia oleracea lour., thuộc họ đậu (Fabaceae). Cây thảo nổi ngang mặt nước, quanh thân có phao xốp màu trắng. Lá kép lông chim hai lần. Hoa hợp thành đầu màu vàng. Quả dẹp, chứa 6 hạt dẹp. Phân bố và sinh thái: Rau nhút phân bố ở các nước có khí hậu nhiệt đới. Thường mọc dưới nước ở mương rãnh, ao hồ. Điều kiện để rau nhút sinh trưởng mạnh là dưới đáy mương phải có sình lầy, nhưng nước trong mương phải sạch. Cây có hoa vào...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Rau nhút chữa sốt, bướu cổ Rau nhút chữa sốt, bướu cổ Rau nhút hay rau nhút, tên khoa học là Neptunia oleracea lour., thuộchọ đậu (Fabaceae). Cây thảo nổi ngang mặt nước, quanh thân có phao xốpmàu trắng. Lá kép lông chim hai lần. Hoa hợp thành đầu màu vàng. Quả dẹp,chứa 6 hạt dẹp. Phân bố và sinh thái: Rau nhút phân bố ở các nước có khí hậu nhiệt đới.Thường mọc dưới nước ở mương rãnh, ao hồ. Điều kiện để rau nhút sinh trưởngmạnh là dưới đáy mương phải có sình lầy, nhưng nước trong mương phải sạch.Cây có hoa vào mùa mưa. Chế biến làm thực phẩm: Rau nhút thường được trồng làm rau ăn. Cũngnhư rau muống, rau nhút là món ăn rất thông thường của nhân dân ta. Nó có mùithơm đặc biệt, tựa như mùi nấm hương. Người ta đã biết các thành phần dinhdưỡng tính theo g%: protid 5,1, glucid 1,8, cellulose 1,9; theo mg%: calcium 180,phosphor 59. Rau nhút thường được sử dụng dưới hai dạng: - Ăn sống: Hái lấy đọt non, nhặt bỏ rễ và lớp bao trắng bên ngoài, rửa sạch,ăn cả cọng lẫn lá, như các loại rau tươi khác. Rau tươi dùng ăn chấm với nướcmắm kho. - Nấu canh chua với tép hoặc cá: Nhặt rau, rửa sạch, cắt ngắn. Bắc nồi lênbếp đun sôi, lược nước me, rồi đổ tôm tép hoặc cá đã làm kỹ vào. Sau đó mới đổrau. Khi thấy cá, tép và rau đã chín, thì nêm bột ngọt, nước mắm và cho các loạirau thơm (như ngò tây, rau ngổ, húng quế…) cho dậy mùi. Người ta còn dùng rau nhút nấu canh riêu cua với khoai sọ ăn cho mát,hoặc có thể luộc lẫn với rau muống cho thơm. Sử dụng làm thuốc: Rau nhút cũng được dùng làm thuốc. Trong Namdược thần hiệu, Tuệ Tĩnh gọi rau nhút với tên quyết thái. Hải Thượng Lãn Ông ghi lại: Quyết thái thường gọi là rau nhút, Ngọt bình, không độc, tính rất hoạt, Bổ trung ích khí, ngủ ngon lành, Thanh nhiệt, mạnh gân, bổ xương cốt. Rau nhút có vị ngọt, tính mát, có tác dụng nhuận tràng, mát gan, giải nóngnhiệt, mạnh gân cốt, an thần gây ngủ. Thường dùng chữa sốt, chữa bướu cổ, trị lỵ. - Chữa sốt cao, không ngủ được, nóng ruột, tiểu tiện không thông, dùng 30g rau nhút giã nhỏ, vắt lấy nước cốt uống. - Chữa bướu cổ, dùng rau nhút ăn hàng ngày, ăn liền một tháng thì có hiệuquả. Hoặc dùng phương thuốc: rau nhút 30 g; cải trời 20 g; mạch môn, sinh địađều 15 g; sài hồ, kinh giới, xạ can đều 8 g, sắc uống. Cũng cần chú ý là rau nhút tính lạnh, ăn thì dễ ngủ, mát dạ dày, nhưngngười tạng hàn, ăn sẽ bị sình bụng, trẻ nhỏ ăn thì chân yếu.

Tài liệu được xem nhiều: