Danh mục

Rèn kĩ năng đàm phán cho con

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 120.00 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tham khảo tài liệu rèn kĩ năng đàm phán cho con, tài liệu phổ thông, mầm non - mẫu giáo phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Rèn kĩ năng đàm phán cho con Rèn kĩ năng đàm phán cho con Tin năm nay chín tuổi. Tin rất yêu động vật, mơ ước có được mộtngôi nhà bé xíu và ấm cúng cho một chú thỏ trắng muốt. Còn nửa năm nữa mới tới sinh nhật, nhưng Tin đã bắt đầu “đề xuất”món quà với mẹ. Mẹ không từ chối, nhưng chưa đồng ý ngay. Mẹ bảo: “NếuTin tìm được một chú thỏ nào mà tự chăm sóc được bản thân thì mẹ sẽ chophép nuôi”. Việc này là không thể, vì Tin đã chín tuổi mà còn phải nhờ mẹgiúp rất nhiều việc. Mong muốn có một chú thỏ đã làm Tin suy nghĩ: Nếu mình nuôi mộtcon thỏ, mẹ phải dọn chuồng, phải vệ sinh cho nó hằng ngày. Vậy là mẹnuôi thỏ hay Tin nuôi? Suy nghĩ, Tin thấy tội nghiệp mẹ. Muốn có thỏ đểchơi chỉ có một cách là mình phải chăm sóc thỏ, mà muốn thuyết phục mẹđồng ý chỉ có cách chứng minh vớ i mẹ là mình có thể tự chăm sóc được bảnthân. Vậy là Tin bắt đầu “chiến dịch” tự lập. Trong một thời gian ngắn, Tinđã tự dọn dẹp phòng, tự giác tắm rửa mỗi buổi đi học về, thậm chí còn tựchà đôi giày đi học trắng tinh. Vì muốn đạt được ước nguyện có một chú thỏ, thay vì kỳ kèo với mẹ,Tin đã chứng minh mình có thể đảm đương vai trò “làm chủ” chú thỏ. Tinkhông chỉ nghĩ đến mình mà còn nghĩ đến mẹ. Cuối cùng, Tin đã có đượcmón quà sinh nhật hằng ao ước. Nhiều bố mẹ có con tuổi teen bây giờ đang rất bối rối với thái độ bấthợp tác của con. Dùng roi vọt hầu như không còn tác dụng, bởi chúng nóthừa hiểu “mình đau ít mà bố mẹ đau nhiều hơn”. Các hình phạt cũng khônggiúp cải thiện tình hình, không cho ăn cơm thì nhịn, chúng nó đâu thèm ăn;không cho đi chơi thì ngồi nhà và vào mạng chat… Phải làm gì với nhữngđứa trẻ ở tuổi “nổi loạn” này? Phải chăng, bố mẹ và con đều đang thiếu khảnăng đàm phán? Nhiều ông bố bà mẹ tự hỏi: “Tại sao lại phải đàm phán vớichúng, mình làm bố làm mẹ, mình có quyền bắt chúng nó làm theo ý mìnhchứ?”… Một trong những kỹ năng quan trọng của đứa trẻ là khả năng thuyếtphục người khác; đặc biệt là thuyết phục bố mẹ để đạt được ước muốn củamình và làm cho mối quan hệ trong gia đình vui vẻ, hòa thuận. Để có đượckhả năng này, trẻ cần có sự hỗ trợ của bố mẹ ngay từ khi còn nhỏ. Nhiều bố mẹ khi nói chuyện với con, chỉ biết giao trách nhiệm màkhông giải thích với trẻ về quyền lợi của mình. Vì vậy, trẻ luôn cảm giácmình bị thiệt thòi, nghĩa vụ của mình quá nặng nề mà mình chẳng đượchưởng “thành quả lao động”. Trẻ sẽ không có nhiều hứng thú thực hiệnnhững gì bố mẹ dặn dò, mặc dù đó là những việc của mình mà không ai thaythế được. Để trẻ có khả năng đàm phán, ta phải tập cho trẻ biết nghĩ đến ngườikhác. Nếu trẻ chỉ ích kỷ, biết mình mà không biết người khác thì không đ ủsức thuyết phục người khác và rất khó thành công. Không dạy cho trẻ quá sođo, tính toán, nhưng bố mẹ nên phân tích cho con hiểu, phải nghĩ đến quyềnlợi của mình và của người khác. Với một suy nghĩ “cả hai c ùng có lợi”, trẻsẽ tự nhận thấy sự công bằng và không thấy mình bị ép buộc. Để có được khả năng thuyết phục, trẻ cần có sự hỗ trợ của bố mẹ vànhững người xung quanh. Người lớn không nên đáp ứng mọi nhu cầu của trẻmột cách dễ dàng, nhưng cũng không nên áp đặt và phủ nhận mọi sáng kiếncủa trẻ. Trẻ phải có cơ hội thử thách, phải có lòng kiên nhẫn và mong muốnđạt được mục đích của mình. Khi trẻ đòi quyền lợi, muốn cha mẹ đáp ứng những yêu cầu của mình,cần phân tích cho trẻ hiểu bố mẹ cũng có những “thỏa hiệp”. Nếu con muốnđi chơi với bạn, con phải chứng minh rằng việc đi chơi là cần thiết và antoàn; con làm xong những việc cần làm và việc đi chơi của con không ảnhhưởng đến việc học. Không thể đàm phán qua những lời hứa, mà qua hànhđộng. Tạo cho trẻ một thói quen không năn nỉ, không vòi vĩnh. Phải chứngminh rằng con hiểu nhu cầu của mình và có trách nhiệm khi được đáp ứngnhu cầu đó. Đừng bao giờ đáp ứng nhu cầu của con vô điều kiện. Hãy tạo cơhội cho trẻ phát huy khả năng thuyết phục của mình. Cần tạo cho trẻ nhận biết bản thân, biết mình cần gì và phải biết làmsao để đạt được mong muốn đó. Bên cạnh đó, tập cho trẻ nghĩ về nhữngmong đợi của bố mẹ, những đóng góp và cả sự hy sinh của người khác chomình. Quan trọng nhất là trẻ biết cân bằng cả hai, như vậy trẻ sẽ quyết địnhphải làm gì để thuyết phục người khác. ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: