Danh mục

Rèn luyện kĩ năng sử dụng dẫn chứng trong bài văn nghị luận xã hội

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 211.71 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Rèn luyện kĩ năng sử dụng dẫn chứng trong bài văn nghị luận xã hội trình bày: Dẫn chứng có một vai trò quan trọng trong văn nghị luận, đặc biệt là nghị luận xã hội. Nó chính là yếu tố tạo nên sức thuyết phục mạnh mẽ, giúp người viết, người nói đạt đến được mục đích giao tiếp. Ở trường Phổ thông, chương trình Ngữ văn chưa có sự quan tâm đến vấn đề rèn luyện cho học sinh kĩ năng sử dụng dẫn chứng,... Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Rèn luyện kĩ năng sử dụng dẫn chứng trong bài văn nghị luận xã hộiRÈN LUYỆN KĨ NĂNG SỬ DỤNG DẪN CHỨNGTRONG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘITÔN NỮ QUỲNH MYTrường THPT Hai Bà Trưng, HuếTRẦN HỮU PHONGTrường Đại học Sư phạm – Đại học HuếTóm tắt: Dẫn chứng có một vai trò quan trọng trong văn nghị luận, đặc biệtlà nghị luận xã hội. Nó chính là yếu tố tạo nên sức thuyết phục mạnh mẽ,giúp người viết, người nói đạt đến được mục đích giao tiếp. Ở trường Phổthông, chương trình Ngữ văn chưa có sự quan tâm đến vấn đề rèn luyện chohọc sinh kĩ năng sử dụng dẫn chứng. Vì thế, đây vẫn là cánh cổng còn bỏngỏ. Kĩ năng này cũng lại là điểm yếu của học sinh trung học phổ thông hiệnnay. Bài viết này đề xuất một số cách thức để góp phần rèn luyện cho họcsinh kĩ năng sử dụng dẫn chứng trong bài văn nghị luận xã hội. Đây lànhững cách thức có tính khả thi cao và nếu thành công sẽ góp phần nâng caohơn nữa chất lượng học bộ môn Ngữ văn của học sinh ở bậc phổ thông.Từ năm 2005, chương trình sách giáo khoa cấp trung học phổ thông (THPT) thay mớihoàn toàn. Bộ môn Ngữ Văn cũng có rất nhiều điều đổi mới. Một trong số đó chính làsự chú trọng vào dạng bài viết nghị luận xã hội (NLXH).Từ năm học 2008-2009, Bộ Giáo dục & Đào tạo ban hành khung đề thi mới cho bộ mônNgữ văn, áp dụng cho cả kì thi tốt nghiệp THPT và kì thi đại học. Trong đó luôn luôncó câu 3 điểm là dạng bài về nghị luận xã hội. Điều này cùng với sự biên soạn củachương trình giảng dạy (có nhiều bài viết về NLXH) đã cho thấy rõ sự chú trọng củachương trình mới dành cho dạng bài viết này. Tuy nhiên, để viết được một bài nghị luậnxã hội không hề là vấn đề dễ dàng so với lứa tuổi học sinh THPT. Bởi vì đa số các emthiếu kiến thức về đời sống, ít quan tâm đến các vấn đề thời sự, kĩ năng sống các em cònyếu, suy nghĩ chưa được sự sâu sắc. Ngoài ra các em còn chưa được trang bị nhiều về kĩnăng, phương pháp làm bài. Một trong số đó là kĩ năng sử dụng dẫn chứng. Để khắcphục được điểm yếu này, người giáo viên cần có sự quan tâm đầu tư công sức để nângcao hơn nữa năng lực làm văn của học sinh, đặc biệt là làm văn nghị luận xã hội.1. VAI TRÒ CỦA DẪN CHỨNG TRONG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘITrong nhà trường phổ thông, một thời gian dài Làm văn chỉ tập trung vào nghị luận vănhọc. Nhưng hiện nay, với quan điểm mới muốn đem văn học đến thật gần với đời sống,Làm văn trong nhà trường đã chú trọng nhiều hơn đến nghị luận xã hội.Nếu nghị luận văn học bàn đến các vấn đề văn học thì nghị luận xã hội là loại văn bànvề các vấn đề của đời sống xã hội. NLXH là bàn bạc, làm rõ cái đúng, sai; phải, trái; tốt,xấu... về các vấn đề chính trị, đạo đức, lối sống, cách đối nhân xử thế... [1].Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm HuếISSN 1859-1612, Số 03(23)/2012, tr. 142-149RÈN LUYỆN KỸ NĂNG SỬ DỤNG DẪN CHỨNG TRONG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI143Nghị luận xã hội hướng tới mục đích là làm cho người đọc, người nghe nhận rõ về vấnđề đưa ra nghị luận, làm cho họ hiểu vấn đề đó, nắm được mọi biểu hiện, mọi hệ quảcủa nó đối với xã hội, làm cho họ tin rằng vấn đề đưa ra là thật, là xác đáng, là cần phảiđưa ra để bàn luận, khiến họ phải cùng suy nghĩ và tán đồng với giải pháp mà người viếtđưa ra trong bài. [2], [3]Để đạt đến mục đích là thuyết phục được người nghe đồng tình với mình trong một vấnđề xã hội nào đó thì người viết cần chứng minh lí lẽ của mình là đúng thông qua dẫnchứng. Dẫn chứng là một trong hai thành phần của luận cứ. Trong văn nghị luận,luận cứcó vai trò cụ thể hóa các luận điểm bằng hệ thống lí lẽ và dẫn chứng xác thực nhất. “Mốiquan hệ giữa luận điểm và luận cứ rất khăng khít, chặt chẽ. Luận điểm đứng đượcchính là dựa vào luận cứ; còn luận cứ nêu ra là để phục vụ cho luận điểm.Trong nội bộcác luận cứ, lí lẽ và dẫn chứng cũng soi sáng cho nhau. Lí lẽ tạo cho dẫn chứng khảnăng thuyết minh cho luận điểm; còn dẫn chứng thực tế lại làm cho lí lẽ có nội dung, cósức nặng.” [5, tr. 18]Nếu dẫn chứng vốn đã có vai trò rất quan trọng trong bài văn nghị luận nói chung thìđối với văn nghị luận xã hội nó lại càng có ý nghĩa quan trọng hơn nữa. Bởi nghị luậnxã hội đòi hỏi bày tỏ ý kiến thái độ về những vấn đề của đời sống thực tế, của các sựkiện, vấn đề mang tính thời sự cập nhật và phải làm sao để thuyết phục người ngheđồng ý với mình về những vấn đề đó. Vì thế những dẫn chứng sống động từ thực tếcuộc sống đi vào bài văn sẽ là những bằng chứng tạo nên chất sống của bài văn nghịluận xã hội. Nếu thiếu đi dẫn chứng, bài văn nghị luận sẽ thiếu đi chất sống, sự tươimới, sự sinh động và tính thời sự cập nhật mà một bài nghị luận xã hội cần phải có. Cóđược dẫn chứng tiêu biểu, cụ thể, cập nhật thì bài viết các em sẽ có hiệu quả thuyết phụchơn rất nhiều nếu như chỉ có lí lẽ suông. Trong thực tế làm văn của học sinh phổ thông,phần lớn các em lặp đi lặp lại một vài dẫn chứng quá cũ, không còn đem lại cảm xúcmới mẻ và điều đó làm cho bài viết khô khan, thiếu đi sức tươi mới của một bài nghịluận xã hội.Bài làm văn nghị lu ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: