Danh mục

Rèn luyện năng lực khái quát hóa cho học sinh trong dạy học sinh học bậc trung học phổ thông

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 364.82 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết trình bày về quy trình rèn luyện năng lực khái quát hóa (một năng lực hết sức quan trọng trong quá trình phát triển tư duy cho người học) trong quá trình dạy học sinh học ở bậc trung học phổ thông.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Rèn luyện năng lực khái quát hóa cho học sinh trong dạy học sinh học bậc trung học phổ thôngBÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM - HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 4DOI: 10.15625/vap.2020.000126 RÈN LUYỆN NĂNG LỰC KHÁI QUÁT HÓA CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC SINH HỌC BẬC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG *Nguyễn Đình Nhâm Tóm tắt: Dạy học ở Việt Nam đang hướng tới nâng cao chất lượng một cách toàn diện, chú trọng phát triển năng lực cho người học để giúp người học có thể tự học, học tập suốt đời và có khả năng vận dụng kiến thức học được vào giải quyết các vấn đề thực tiễn. Để góp phần cho mục tiêu trên bài báo chúng tôi bàn về quy trình rèn luyện năng lực khái quát hóa (một năng lực hết sức quan trọng trong quá trình phát triển tư duy cho người học) trong quá trình dạy học sinh học ở bậc trung học phổ thông. Từ khóa: Định hướng tiếp cận năng lực, năng lực, năng lực khái quát hóa, Sinh học.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới nói chung và chương trình giáo dụcphổ thông môn Sinh học được xây dựng theo định hướng tiếp cận năng lực, phù hợp vớixu thế phát triển chương trình của các nước tiên tiến, nhằm thực hiện yêu cầu của Nghịquyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội: tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượngvà hiệu quả giáo dục phổ thông; kết hợp dạy chữ, dạy người và định hướng nghề nghiệp;góp phần chuyển nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triểntoàn diện cả về phẩm chất và năng lực, hài hoà trí, đức, thể, mỹ và phát huy tốt nhất tiềmnăng của mỗi học sinh. Đổi mới phương pháp dạy học là một giải pháp được xem là thenchốt, có tính đột phá cho việc thực hiện chương trình này. Đổi mới phương pháp dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình: chuyển từchương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từchỗ quan tâm đến việc học sinh (HS) học được cái gì đến chỗ quan tâm HS vận dụng đượccái gì qua việc học. Để đạt được điều đó, phải thực hiện chuyển từ phương pháp dạy họctheo lối truyền thụ một chiều sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹnăng, hình thành năng lực và phẩm chất. Một trong những năng lực cần phát triển ở người học đó là năng lực tư duy và đểphát triển năng lực tư duy có một yếu tố cần quan tâm đặc biệt đó là năng lực khái quáthóa. Vì khái quát hóa là cơ sở quan trọng cho con người nhận thức sự vật, hiện tượng mộtcách toàn diện và cũng là cơ sở để vận dụng những hiểu biết của mình vào thực tiễn.2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.1. Đối tượng nghiên cứu: Quy trình rèn luyện năng lực khái quát hóa2.2. Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học chủ đề quang hợp Sinh học 11Trường Đại học VinhEmail: nhamnd_vn@yahoo.comPHẦN III. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GIÁO DỤC VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM 10292.3. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp phân tích và tổng hợp lí thuyết: để thu thập thông tin về dạy học pháttriển năng lực qua đó phân tích, tổng hợp nhằm xây dựng cơ sở lí luận cho vấn đề nghiên cứu. - Phương pháp tham vấn chuyên gia: nhằm trao đổi, thảo luận và xin ý kiến về quytrình, ví dụ minh họa cho quy trình rèn luyện năng lực khái quát hóa.3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU3.1. Quy trình rèn luyên năng lực khái quát hóaBước 1. Xác định mục tiêu khái quát hóa Bước này giúp học sinh xác định vấn đề cần khái quát và kết quả khái quát trong bàihọc hay trong chủ đề, thực chất đây là mục tiêu kiến thức, kỹ năng và thái độ của từng nộidung hay chủ đề mà người học cần đạt được. Cách thức tiến hành: Để học sinh xác định được mục tiêu khái quát thì giáo viên cóthể tiến hành bằng nhiều biện pháp khác nhau: sử dụng câu hỏi, bài tập, hay sơ đồ…. đểđịnh hướng cho học sinhBước 2. Lựa chọn nhóm đối tượng và phân tích dấu hiệu của các đối tượng Sau khi học sinh xác định được mục tiêu khái quát hóa là học sinh đã có cơ sở để lựachọn đối tượng để khái quát hóa, cụ thể bước này học sinh phải lựa chọn các đối tượng cónhững dấu hiệu tương đồng để từ đó phân tích các dấu hiệu chung, dấu hiệu riêng tồn tạitrong chúng làm cơ sở cho bước sau.Bước 3. Phân tích dấu hiệu chung và bản chất của nhóm đối tượng Trên cơ sở các dấu hiệu đã phân tích ở bước 2 chọn ra những dấu hiệu chung nhất vàbản chất nhất bằng cách: xây dựng bảng để phân tích dấu hiệu các dấu hiệu chung, dấuhiệu riêng, sau đó chọn dấu hiệu chung nhất và bản chất nhất làm cơ sở cho việc khái quátở bước 4. Bảng phân tích dấu hiệu Sự vật, hiện tượng Dấu hiệu chung Dấu hiệu riêng Dấu hiệu chung và bản chấtBước 4. Rút ra kết luận và diễn đạt nội dung khái quát hóa Từ những dấu hiệu chung và bản chất đã lựa chọn của nhóm đối tượng nghiên cứuhọc sinh sử dụng ngôn ngữ để diễn đạt một cách cô đọng và khái quát dưới dạng ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: