Danh mục

Rèn luyện năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề cho học sinh tiểu học thông qua dạy học môn toán

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 332.75 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Năng lực giải quyết vấn đề là một trong những năng lực quan trọng của con người. Học sinh tiểu học cần được rèn luyện năng lực này thông qua các hoạt động thành phầnnhư năng lực thu thập thông tin (lấy dữ liệu), năng lực suy luận tìm cách giải quyết (baogồm xử lí dữ liệu, tìm cách giải quyết tối ưu, đánh giá cách làm của mình), năng lực thựchiện các tính toán, năng lực vận dụng vào thực tiễn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Rèn luyện năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề cho học sinh tiểu học thông qua dạy học môn toán JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE 2014, Vol. 59, No. 6BC, pp. 131-139 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn RÈN LUYỆN NĂNG LỰC PHÁT HIỆN VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHO HỌC SINH TIỂU HỌC THÔNG QUA DẠY HỌC MÔN TOÁN Chu Cẩm Thơ Khoa Toán - Tin, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Năng lực giải quyết vấn đề là một trong những năng lực quan trọng của con người. Học sinh tiểu học cần được rèn luyện năng lực này thông qua các hoạt động thành phần như năng lực thu thập thông tin (lấy dữ liệu), năng lực suy luận tìm cách giải quyết (bao gồm xử lí dữ liệu, tìm cách giải quyết tối ưu, đánh giá cách làm của mình), năng lực thực hiện các tính toán, năng lực vận dụng vào thực tiễn. Môn Toán ở tiểu học có khá nhiều nội dung gần gũi với đời sống, tạo cơ hội để học sinh rèn luyện và phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề. Từ khóa: Phát hiện và giải quyết vấn đề, học sinh tiểu học, phương pháp dạy học, năng lực suy luận, năng lực vận dụng toán học. 1. Mở đầu Năng lực giải quyết vấn đề (GQVĐ) là một trong những năng lực quan trọng của con người mà nhiều nền giáo dục tiên tiến trên thế giới đang hướng tới. Hiện nay ở Việt Nam, việc học quá chú trọng đến rèn luyện kĩ năng, luyện tập theo cái có sẵn, cho nên hoc sinh (HS) không được rèn luyện năng lực này từ sớm (Lương Việt Thái, 2011). Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến năng lực tự học, tự khám phá và tư duy của trẻ. Vì vậy, tập dượt cho HS biết phát hiện, đặt ra và giải quyết những vấn đề gặp phải trong học tập, trong cuộc sống của cá nhân, gia đình và cộng đồng không chỉ có ý nghĩa ở khía cạnh phương pháp dạy học mà phải được đặt như một mục tiêu giáo dục và đào tạo (Đào Thái Lai, 2012). Nghiên cứu các chương trình toán tiểu học [7], cho thấy, mỗi quốc gia, mỗi chương trình đều xây dựng chương trình đáp ứng những mục tiêu riêng biệt, tuy nhiên hầu hết các chương trình toán tiểu học tiên tiến đều quan tâm đến việc rèn luyện năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề cho học sinh. Bài viết này trình bày những nghiên cứu về dạy học nhằm hình thành, rèn luyện năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề cho học sinh tiểu học thông qua môn Toán với những thực nghiệm đã được kiểm chứng ở chương trình giáo dục POMATH và một số trường tiểu học ở Hà Nội. Liên hệ: Chu Cẩm Thơ, e-mail: camtho@hnue.edu.vn. 131 Chu Cẩm Thơ 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Về quan điểm dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề Đứng trên khía cạnh một quan điểm dạy học hay phương pháp dạy học, có thể chia ra bốn mức độ dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề như sau [5]: Mức 1: Giáo viên (GV) đặt vấn đề, nêu cách giải quyết vấn đề. HS thực hiện cách giải quyết vấn đề theo hướng dẫn của GV. GV đánh giá kết quả làm việc của HS. Mức 2: GV nêu vấn đề, gợi ý để HS tìm ra cách giải quyết vấn đề. HS thực hiện cách giải quyết vấn đề với sự giúp đỡ của GV khi cần. GV và HS cùng đánh giá. Mức 3: GV cung cấp thông tin tạo tình huống có vấn đề. HS phát hiện và xác định vấn đề nảy sinh, tự đề xuất các giả thuyết và lựa chọn giải pháp. HS thực hiện cách giải quyết vấn đề. GV và HS cùng đánh giá. Mức 4: HS tự lực phát hiện vấn đề nảy sinh trong hoàn cảnh của mình hoặc cộng đồng, lựa chọn vấn đề giải quyết. HS giải quyết vấn đề, tự đánh giá chất lượng, hiệu quả, có ý kiến bổ sung của GV khi kết thúc. Như vậy, dù ở mức độ nào, dạy học là dạy hoạt động. Trong quá trình dạy học, HS là chủ thể nhận thức, GV có vai trò tổ chức, kiểm tra, định hướng hoạt động học tập của HS theo một chiến lược hợp lí sao cho HS tự chủ chiếm lĩnh, xây dựng tri thức. Quá trình dạy học các tri thức thuộc một môn khoa học cụ thể được hiểu là quá trình hoạt động của GV và của HS trong sự tương tác thống nhất biện chứng của ba thành phần trong hệ dạy học bao gồm: GV, HS và tư liệu hoạt động dạy học. Trong dạy học theo quan điểm dạy học giải quyết vấn đề, HS vừa nắm được tri thức mới, vừa nắm được phương pháp lĩnh hội tri thức đó, phát triển tư duy tích cực, sáng tạo, được chuẩn bị một năng lực thích ứng với đời sống xã hội, phát hiện kịp thời và giải quyết hợp lí các vấn đề nảy sinh. Hay nói cách khác, dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề là một cách tích cực để rèn luyện cho học sinh năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề. 2.2. Quan niệm về năng lực phát hiên và giải quyết vấn đề Ở nhiều quốc gia, năng lực giải quyết vấn đề cũng được coi là một loại năng lực học tập quan trọng, thể hiện trong nhiều môn học [2]. Tuy nhiên định nghĩa năng lực này như thế nào là vấn đề gây tranh cãi lớn trong ngành giáo dục. Có ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: