Danh mục

Rèn luyện thao tác tư duy tương tự hóa cho học sinh lớp 4 thông qua việc hình thành bài toán mới từ bài toán đã cho

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 800.81 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết trình bày tầm quan trọng của việc rèn luyện thao tác tư duy tương tự hóa cho học sinh lớp 4 thông qua dạy học mạch hình học và đưa ra một số tiếp cận sư phạm nhằm rèn luyện và phát triển thao tác tư duy này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Rèn luyện thao tác tư duy tương tự hóa cho học sinh lớp 4 thông qua việc hình thành bài toán mới từ bài toán đã cho RÈN LUYỆN THAO TÁC TƯ DUY TƯƠNG TỰ HÓA CHO HỌC SINH LỚP 4 THÔNG QUA VIỆC HÌNH THÀNH BÀI TOÁN MỚI TỪ BÀI TOÁN ĐÃ CHO Lê Mạnh Hà1, Nguyễn Anh Tuấn2 Tóm tắt: Trong dạy học toán, một trong những nhiệm vụ chính của người giáoviên (GV) là rèn luyện và phát triển tư duy cho học sinh (HS). Từ đó, HS có được kĩ năngquan trọng cho việc học tập, giúp ích cho quá trình khám phá tri thức trong môn toáncũng như các môn học khác. Đối với HS Tiểu học, việc rèn luyện các thao tác tư duycơ bản đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển tư duy cho HS. Trong các thao táctư duy cơ bản thì thao tác tương tự hóa thường được sử dụng trong quá trình dạy họcthông qua các bài tập “làm theo mẫu” ở các lớp đầu cấp. Bài báo trình bày tầm quantrọng của việc rèn luyện thao tác tư duy tương tự hóa cho học sinh lớp 4 thông qua dạyhọc mạch hình học và đưa ra một số tiếp cận sư phạm nhằm rèn luyện và phát triển thaotác tư duy này. Kết quả thực nghiệm đã khẳng định được tính khả thi của việc rèn luyệnthao tác tư duy tương tự hóa cho học sinh trong quá trình thực nghiệm sư phạm, hỗ trợdạy học mạch hình học và đo lường theo định hướng phát triển năng lực tư duy và lậpluận cho HS lớp 4. Từ khóa: Dạy học mạch hình học, thao tác tư duy, tương tự hóa, tiểu học. 1. Mở đầu Giáo dục và đào tạo (GDĐT) luôn được coi là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệpcủa Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưutiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội. Năm 2018, Bộ GDĐT đã ban hành và hiện nay đang triển khai Chương trình giáodục phổ thông tổng thể cũng như chương trình các môn học trong chương trình giáo dụcphổ thông mới [1]. Chương trình phổ thông mới thay đổi căn bản cách tiếp cận từ “theo nội dung”sang theo hướng “phát triển năng lực và phẩm chất”, dạy học “tích hợp” ở cấp dưới, dạy“phân hóa” ở cấp trên, tăng cường các môn tự chọn. Trong Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới, Toán là môn học bắt buộc từlớp 1 đến lớp 12. Nội dung Giáo dục (GD) Toán học được phân chia theo hai giai đoạn:GD cơ bản và GD định hướng nghề nghiệp. Chương trình môn Toán trong cả hai giaiđoạn có cấu trúc tuyến tính kết hợp với “đồng tâm xoáy ốc” (đồng tâm, mở rộng và nângcao dần), xoay quanh và tích hợp ba mạch kiến thức: Số, Đại số và một số yếu tố Giảitích; Hình học và Đo lường; Thống kê và Xác suất. Giáo dục toán học góp phần hình thành và phát triển cho học sinh (HS) những1. Tiến sĩ, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế2. Trường Tiểu học Nguyễn Chí Thanh, Biên Hòa, Đồng Nai 57RÈN LUYỆN THAO TÁC TƯ DUY TƯƠNG TỰ HÓA CHO HỌC SINH LỚP 4 ...phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và năng lực toán học với các thành tố cốt lõi là:năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hóa toán học, năng lực giải quyếtvấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng các công cụ và phươngtiện học toán; phát triển kiến thức, kĩ năng then chốt và tạo cơ hội để học sinh được trảinghiệm, áp dụng toán học vào đời sống thực tiễn. Giáo dục toán học tạo dựng sự kết nốigiữa các ý tưởng toán học, giữa Toán học với các môn học khác và giữa Toán học vớiđời sống thực tiễn. Giáo dục toán học được thực hiện ở nhiều môn học như Toán, Vật lí,Hoá học, Sinh học, Công nghệ, Tin học, Hoạt động trải nghiệm,... trong đó Toán là mônhọc cốt lõi. Trong toán học, các thao tác tư duy khái quát hóa, đặc biệt hóa, tương tự hóa trởthành một phương pháp suy nghĩ sáng tạo và là nguồn gốc của nhiều phát minh trongtoán học sơ cấp cũng như trong toán học cao cấp. Khái quát hóa, đặc biệt hóa, tương tựhóa có thể vận dụng để mò mẫm dự đoán kết quả bài toán, tìm phương hướng giải bàitoán, để mở rộng, đào sâu và hệ thống hóa kiến thức. Khi giải một bài toán, phương phápchung là đưa nó về một bài toán đơn giản hơn sao cho khi giải bài toán này thì có thể giảiđược bài toán đã cho. Khi đó các phương pháp khái quát hóa, đặc biệt hóa, tương tự hóacó nhiều tác dụng. Từ những kiến thức bài toán đã cho chúng ta có thể vận dụng khái quát hóa, đặcbiệt hóa, tương tự để hình thành những tri thức mới, đề xuất và giải những bài toán mới.Trên cơ sở đó chúng ta sẽ đào sâu và hiểu rõ các khái niệm, định lí, góp phần mở rộngvốn kiến thức của mình. Từ đó, sẽ tạo cho chúng ta hiểu rõ hơn bản chất và các quy luậtcủa các sự kiện toán học, xác lập mối liên hệ và thống nhất giữa các tri thức mà chúngta tiếp nhận được. Đối với học sinh cấp tiểu học, tư duy của các em là tư duy trực quan, đến lớp 4 - 5thì tư duy trừu tượng đã dần phát triển, song việc nhận biết các dữ kiện đầu vào để giảiquyết các vấn đề toán học còn gặp nhiều khó khăn. Đối với HS lớp 4, HS đã bước đầucó thể thực hiện mộ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: