LÚC CÓ THAI và LÚC NUÔI CON BÚ Tính gây quái thai : các nghiên cứu trên chuột và thỏ có thai được cho uống zidovudine với liều tương ứng lên đến 450 và 500 mg/kg/ngày trong thời kỳ chủ yếu tạo ra cơ quan cho thấy không có bằng chứng của sinh quái thai. Tuy nhiên, đã có một sự gia tăng đáng kể về mặt thống kê ở sự tiêu tan của phôi ở chuột được cho dùng 150-450 mg/kg/ngày và thỏ được cho liều 500 mg/kg/ngày. Khả năng sinh sản : zidovudine không làm suy yếu...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
RETROVIR (Kỳ 3) RETROVIR (Kỳ 3) LÚC CÓ THAI và LÚC NUÔI CON BÚ Tính gây quái thai : các nghiên cứu trên chuột và thỏ có thai được chouống zidovudine với liều tương ứng lên đến 450 và 500 mg/kg/ngày trong thời kỳchủ yếu tạo ra cơ quan cho thấy không có bằng chứng của sinh quái thai. Tuynhiên, đã có một sự gia tăng đáng kể về mặt thống kê ở sự tiêu tan của phôi ởchuột được cho dùng 150-450 mg/kg/ngày và thỏ được cho liều 500 mg/kg/ngày. Khả năng sinh sản : zidovudine không làm suy yếu khả năng sinh sản ởchuột lớn đực và cái được cho uống liều lên đến 450 mg/kg/ngày. Không biếtđược rằng zidovudine có gây ảnh hưởng lên khả năng sinh sản ở người hay có thểgây tác hại lên thai nhi khi dùng cho phụ nữ có thai. Sự sử dụng zidovudine trongthai kỳ nên được xem xét cân nhắc chỉ khi được chỉ định rõ ràng. Các số liệu giới hạn cho thấy rằng zidovudine được tiết qua sữa ở thú vật.Không biết được rằng ở người zidovudine có tiết qua sữa hay không. Do thuốc cóthể đi qua sữa mẹ và có thể gây nên những độc tính trầm trọng cho trẻ được chobú, khuyến cáo rằng nguời mẹ đang dùng viên nang Retrovir không nuôi con bú. TƯƠNG TÁC THUỐC Do các kinh nghiệm về tương tác thuốc với zidovudine có giới hạn, nên cẩnthận khi phối hợp phác đồ dùng các thuốc khác với viên nang Retrovir. Các tươngtác thuốc liệt kê dưới đây không nên xem như là hoàn toàn thấu đáo mà chỉ nêncoi như là đại diện của nhóm thuốc cần lưu ý cẩn thận khi dùng. Nồng độ phénytoine thấp trong máu đã được báo cáo ở một vài bệnh nhândùng zidovudine, trong khi đó 1 bệnh nhân đã được ghi nhận có nồng độ cao trongmáu. Các quan sát này đề nghị ra rằng nên cẩn thận kiểm tra nồng độ phénytoinetrong máu khi bệnh nhân dùng cả hai thứ thuốc. Paracétamol dùng trong quá trình điều trị với Retrovir trong một thửnghiệm có kiểm soát placebo có thể gây gia tăng tỷ lệ xảy ra giảm bạch cầu trungtính, đặc biệt trong quá trình điều trị kéo dài. Tuy nhiên, các số liệu dược độnghiện có cho thấy rằng paracétamol không làm tăng nồng độ trong huyết tương củazidovudine hay chất chuyển hóa glucuronide của nó. Các thuốc khác (như aspirine, codéine, morphine, indométacine,ketoprofène, naproxène, oxazépam, lorazépam, cimétidine, clofibrate, dapsone vàisoprinosine) có thể làm thay đổi chuyển hóa của zidovudine bằng cách ức chếhoàn toàn sự glucuronide hóa hay trực tiếp ức chế chuyển hóa vi thể gan. Nên cẩnthận suy xét khả năng tương tác thuốc trước khi dùng các thuốc này kết hợp vớiviên nang Retrovir, đặc biệt khi dùng thuốc kéo dài. Trị liệu đồng thời với các thuốc có khả năng làm suy tủy hay suy thận mạnh(như dapsone, pentamidine dùng toàn thân, pyriméthamine, amphotéricine,flucitosine, ganciclovir, interféron, vincristine, vinblastine và doxorubicine) cũngcó thể làm gia tăng nguy cơ gây độc tính của viên nang Retrovir. Nếu cần thiếtdùng đồng thời với một trong những thuốc trên, nên cẩn thận kiểm tra thêm cácthông số về chức năng thận và huyết học, và nếu cần, nên giảm liều của một hoặccả hai tác nhân. Các đồng đẳng nucléoside, ribavirine, đối kháng lại in vitro tác động khángvirus của zidovudine và do đó, nên tránh sử dụng đồng thời các thuốc này. Do một vài bệnh nhân dùng zidovudine có thể tiếp tục bị nhiễm khuẩn cơhội, có thể phải xem xét việc dùng đồng thời liệu pháp kháng khuẩn dự phòng.Biện pháp dự phòng này bao gồm co-trimoxazole, pentamidine dạng khí dung,pyriméthamine và acyclovir. Các số liệu còn giới hạn từ các thử nghiệm lâm sàngkhông cho thấy nguy cơ gia tăng đáng kể độc tính với những thuốc này. Các sốliệu giới hạn đề nghị rằng probénécide làm gia tăng thời gian bán hủy trung bìnhvà diện tích dưới đường cong nồng độ trong huyết tương của zidovudine, bằngcách giảm sự glucuronide hóa. Sự đào thải qua thận của các glucuronide (và có thểchính bản thân zidovudine) bị giảm khi có sự hiện diện của probénécide. TÁC DỤNG NGOẠI Ý Người lớn : tác dụng ngoại ý trầm trọng nhất bao gồm thiếu máu (có thểcần phải truyền máu), giảm bạch cầu trung tính và giảm bạch cầu. Các chứng nàyxảy ra thường xuyên hơn ở liều cao (1200-1500 mg/ngày) và ở bệnh nhân mắcHIV tiến triển (đặc biệt khi có dự trữ tủy suy giảm trước khi điều trị), và đặc biệtcho bệnh nhân có số lượng tế bào T4 (T-helper) dưới 100/mm3. Có thể cần thiếtphải giảm liều hay ngưng trị liệu (xem Liều lượng và Cách dùng). Tỷ lệ xuất hiệngiảm bạch cầu trung tính cũng gia tăng ở bệnh nhân có số lượng bạch cầu trungtính, hémoglobine và nồng độ vitamine B12 thấp lúc bắt đầu trị liệu với zidovudinevà trên những người dùng đồng thời paracétamol (xem Tương tác thuốc). Tác dụng ngoại ý thường gặp khác được báo cáo trong các thử nghiệm lâmsàng có kiểm soát placébo rộng rãi bao gồm buồn nôn, nôn mửa, chán ăn, đaubụng, nhức đầu, nổi ban, sốt, đau cơ, dị cảm ...