Thông tin tài liệu:
Ribosome (phiên âm ribôxôm, riboxom hoặc ribô thể) là một bào quan có mặt ở trong tất cả các tế bào của sinh vật sống. Chúng đảm nhiệm chức năng thực hiện quá trình sinh tổng hợp protein của tế bào. Các ribosome được cấu tạo từ các rARN và ribosome protein. Nó dịch mã mARN thành chuỗi polypeptide (đơn vị cấu thành protein).
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ribosome RibosomeRibosome (phiên âm ribôxôm, riboxom hoặc ribô thể) là mộtbào quan có mặt ở trong tất cả các tế bào của sinh vật sống. Chúngđảm nhiệm chức năng thực hiện quá trình sinh tổng hợp proteincủa tế bào. Các ribosome được cấu tạo từ các rARN và ribosomeprotein. Nó dịch mã mARN thành chuỗi polypeptide (đơn vị cấuthành protein). Ribosome được xem như là một nhà máy tổng hợpra protein dựa trên các thông tin di truyền của gene. Ribosome cóthể nằm tự do trong tế bào chất hay bám trên màng của mạng lướinội chất. Tổng quanRibosome gồm hai tiểu đơn vị kết hợp vừa vặn với nhau để cùngtham gia quá trình sinh tổng hợp protein. Mỗi tiểu đơn vị gồm 1hay 2 phần tử ARN rất lớn (còn gọi là ARN ribosome hay rARN)và nhiều phân tử protein nhỏ. Các thí nghiệm cho thấy rằng rARNlà thành phần cơ bản trong quá trình tổng hợp protein, và liên kếtpeptide có thể hình thành (mặc dù rất chậm) khi chỉ có mặt rARN.Điều này cho thấy rằng thành phần protein của ribosome đóng vaitrò là giá đỡ giúp tăng khả năng xúc tác phản ứng của rARN. Nóicách khác, ribosome được coi là một ribozyme xúc tác hình thànhliên kết peptide.Cấu trúc và chức năng của ribosome, và các phân tử liên quan, còngọi là phức hệ phiên mã (translational apparatus), từng là mốiquan tâm nghiên cứu kể từ giữa thế kỉ 20 đến đầu thế kỉ 21. Mộthội thảo 3 năm một lần được tổ chức để thảo luận về ribosome.Năm 2002, hội thảo đã được tổ chức ở Queenstown, NewZealand[1].Tiểu đơn vị lớn (1) kết hợp vừa vặn với tiểu đơn vị nhỏ (2)Cấu trúc siêu vi của tiểu đơn vị lớn 50S của loài archaeaHaloarcula marismortui đã được công bố trên tạp chí Science năm2000[2]. Không lâu sau đó, cấu trúc tiểu đơn vị nhỏ 30S củaThermus thermophilus cũng được công bố trên tạp chí Nature[3].Toàn bộ cấu trúc ribosome 70S được tái hiện vào năm 2001 trongcông trình của Yusupov et al trên tạp chí Science[4].đây là cấu trúccủa riboxom ở tế bào nhân sơ. còn ở tế bào nhân thực thì độ lắnglần lượt là 40, 60, 80s. Ribosome tự doRibosome tự do có mặt ở trong mọi tế bào, và còn ở trong ty thể vàlục lạp ở trong tế bào eukaryote. Nhiều ribosome tự do có thể bámvào một mARN để tạo thành polyribosome (hay polysome).Ribosome tự do thường tạo ra protein để dùng trong tế bào chấthay trong các bào quan chứa chúng.Trung thểTrung thể là một trung tâm tổ chức các ống vi thể (microtubuleorganizing center-MTOC) chính cũng như là bào quan điều hòatiến trình phân bào. Nó được tìm thấy vào năm 1888 bởi TheodorBoveri và được miêu tả như là một “cơ quan đặc biệt của phânbào”. Mặc dù trung tử giữ vai trò chủ chốt khi phân chia, nhưngtheo những nghiên cứu gần đây thì có vẻ như nó không còn cầnthiết.Trung thể là sự kết hợp của hai trung tử nằm vuông góc nhưngkhông chạm nhau và xung quanh có các chất vô định hình (PMC).Mỗi trung tử gồm 9 mặt, mỗi mặt có 3 ống vi thể chạy dọc giốngnhư cấu trúc của guồng quay khung cửi.Tế bào có nhân chuẩn cao cấp sờ hữu một trung thể. Vi khuẩn menbia có một thể hình thoi, được xem như là trung thể. Tề bào thựcvật hạt kín điển hình không có trung thể nhưng có một số các trungtâm tổ chức các ống vi thể. Vai tròTrung thể thường kết hợp với nhân trong suốt gian kỳ của phânbào. Khi đó, màng nhân tan đi và các ống vi thề của trung thể cóthể tương tác với chromosome để tạo thoi vô sắc.Trung thể sẽ nhân đôi một lần duy nhất ở mỗi lần phân bào nênmỗi trung thể con nhận một chiếc trung tử từ trung thể mẹ, mộtchiếc mới. Trung thể tái tạo lại ở pha S của phân bào. Trong suốtpha trước của phân bào, mỗi trung thể đi về 2 cực khác nhau của tếbào. Sau đó, thoi vô sắc được hình thành giữa 2 trung thể. Sốlượng trung thể khác thường cũng có mối liên hệ đến bệnh ungthư.