CHỈ ĐỊNH - Nhiễm trùng răng miệng cấp tính, mãn tính hoặc tái phát, đặc biệt là áp-xe răng, viêm tấy, viêm mô tế bào quanh xương hàm, viêm quanh thân răng, viêm nướu, viêm miệng, viêm nha chu, viêm tuyến mang tai, viêm dưới hàm. - Phòng ngừa nhiễm khuẩn răng miệng hậu phẫu.CHỐNG CHỈ ĐỊNH Tuyệt đối :- Quá mẫn cảm với imidazole và/hoặc spiramycine và/hoặc tá dược đỏ cochenille A. - Quá mẫn cảm hoặc không dung nạp với gluten, vì có sự hiện diện của tinh bột mì (gluten). - Trẻ dưới 6 tuổi (do...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
RODOGYL (Kỳ 2) RODOGYL (Kỳ 2) CHỈ ĐỊNH - Nhiễm trùng răng miệng cấp tính, mãn tính hoặc tái phát, đặc biệt là áp-xerăng, viêm tấy, viêm mô tế bào quanh xương hàm, viêm quanh thân răng, viêmnướu, viêm miệng, viêm nha chu, viêm tuyến mang tai, viêm dưới hàm. - Phòng ngừa nhiễm khuẩn răng miệng hậu phẫu. CHỐNG CHỈ ĐỊNH Tuyệt đối : - Quá mẫn cảm với imidazole và/hoặc spiramycine và/hoặc tá dược đỏcochenille A. - Quá mẫn cảm hoặc không dung nạp với gluten, vì có sự hiện diện của tinhbột mì (gluten). - Trẻ dưới 6 tuổi (do dạng bào chế không thích hợp). Tương đối : - Disulfiram, alcool : xem phần Tương tác thuốc. LÚC CÓ THAI và LÚC NUÔI CON BÚ Lúc có thai : Ở động vật, metronidazole không gây quái thai và không độc với phôi thai. Ở người, do thận trọng, tránh dùng Rodogyl trong 3 tháng đầu thai kỳ vìRodogyl qua được nhau thai. Lúc nuôi con bú : Metronidazole và spiramycine qua sữa mẹ, tránh sử dụng Rodogyl tronglúc nuôi con bú. CHÚ Ý ĐỀ PHÒNG và THẬN TRỌNG LÚC DÙNG Chú ý đề phòng : - Ngưng điều trị khi mất điều hòa, chóng mặt và lẫn tâm thần. - Lưu ý nguy cơ có thể làm trầm trọng thêm trạng thái tâm thần của ngườibị bệnh thần kinh trung ương hay ngoại biên, ổn định hay tiến triển. - Không uống rượu (hiệu ứng antabuse). - Do sự hiện diện của cochenille A đỏ trong tá dược : có thể phản ứng dịứng, kể cả suyễn, đặc biệt ở bệnh nhân dị ứng với aspirin. Thận trọng lúc dùng : Theo dõi công thức bạch cầu trong trường hợp có tiền sử rối loạn thể tạngmáu hoặc điều trị với liều cao và/hoặc dài ngày. Trong trường hợp giảm bạch cầu, việc tiếp tục điều trị hay không tùy thuộcmức độ nhiễm trùng. TƯƠNG TÁC THUỐC Liên quan đến spiramycine : - Thận trọng khi phối hợp với lévodopa, liên quan đến carbidopa : ức chếsự hấp thu carbidopa với việc giảm nồng độ lévodopa trong huyết tương. Theo dõilâm sàng và điều chỉnh liều lévodopa. Liên quan đến métronidazole : Khuyên không nên phối hợp : - Disulfiram : có thể gây những cơn hoang tưởng và rối loạn tâm thần. - Alcool : hiệu ứng antabuse (nóng, đỏ, nôn mửa, tim đập nhanh). Thận trọng khi phối hợp : - Các thuốc chống đông máu dùng uống (như warfarine) : tăng tác dụngthuốc chống đông máu và tăng nguy cơ xuất huyết (do giảm sự dị hóa ở gan).Kiểm tra thường xuyên hàm lượng prothrombine. Điều chỉnh liều dùng của thuốcchống đông trong thời gian điều trị với métronidazole đến 8 ngày sau khi ngưngđiều trị. - Vécuronium (dẫn chất curare không khử cực) : métronidazole làm tăng tácdụng của vécuronium. - 5 Fluoro-uracil : làm tăng độc tính của 5 Fluoro-uracil do giảm sự thanhthải. - Métronidazole có thể làm tăng nồng độ lithium huyết. Xét nghiệm cận lâm sàng : Métronidazole có thể làm bất động xoắn khuẩn, do đó làm sai kết quả xétnghiệm Nelson. TÁC DỤNG NGOẠI Ý - Rối loạn tiêu hóa : đau dạ dày, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy. - Phản ứng dị ứng : nổi mề đay. Liên quan tới métronidazole : - Vị kim loại trong miệng, viêm lưỡi, viêm miệng. Giảm bạch cầu vừa phải,hồi phục ngay sau khi ngưng dùng thuốc. - Hiếm thấy, và liên quan đến thời gian điều trị kéo dài : chóng mặt, mấtphối hợp, mất điều hòa, dị cảm, viêm đa thần kinh cảm giác và vận động. - Nước tiểu có màu nâu-đỏ do sự hiện diện của các sắc tố tan trong nướctạo ra từ sự chuyển hóa thuốc. LIỀU LƯỢNG và CÁCH DÙNG Người lớn : 4-6 viên/ngày, chia làm 2-3 lần, uống trong bữa ăn. Trườnghợp nặng (điều trị tấn công), liều có thể tới 8 viên/ngày. Trẻ em : 6 - 10 tuổi : 2 viên/ngày ; 10-15 tuổi : 3 viên/ngày.