Danh mục

Rối loạn tăng động giảm chú ý và biểu hiện

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 241.88 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Người mắc bệnh ADHD thường không thể chú ý lâu trong một cuộc họp. Rối loạn tăng động giảm chú ý, hay còn được gọi là Attention dificit hyperactivity disorder – ADHD đã được khác bác sĩ khoa thần kinh chú ý nghiên cứu từ thập niên đầu tiên của thế kỷ trước. Theo định nghĩa của tổ chức Y tế thế giới WHO, ADHD là một dạng rối loạn hành vi, đặc trưng bởi việc thực hiện một hành vi quá mức đến độ thiếu kiềm chế kết hợp với giảm sức tập trung và bệnh nhân sẽ thiếu kiên...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Rối loạn tăng động giảm chú ý và biểu hiện Rối loạn tăng động giảm chú ý và biểu hiện Người mắc bệnh ADHD thường không thể chú ý lâu trong một cuộc họp. Rối loạn tăng động giảm chú ý, hay còn được gọi là Attention dificit hyperactivity disorder – ADHD đã được khác bác sĩ khoa thần kinh chú ý nghiên cứu từ thập niên đầu tiên của thế kỷ trước. Theo định nghĩa của tổ chức Y tế thế giới WHO, ADHD là một dạng rối loạn hành vi, đặc trưng bởi việc thực hiện một hành vi quá mức đến độ thiếu kiềm chế kết hợp với giảm sức tập trung và bệnh nhân sẽ thiếu kiên trì khi thực hiện mọi công việc. Ở người trưởng thành trên 20 tuổi, cứ 100 người thì có khoảng 2 – 7 người sẽ mắc chứng ADHD. Và tỷ lệ mắc bệnh này giảm xuống một nữa đối với những người ở độ tuổi trung niên. Trước đây, các nhà nghiên cứu cho rằng không có sự liên quan giữa sinh lý và các triệu chứng của chứng ADHD. Nhưng gần đây, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng có một số sự thiếu sót trong quá trình chuyển tải protein trong bộ não của bệnh nhân ADHD. Đó là do sự chuyển tải của chất dopamine gây nên, não bộ của những người mắc chứng ADHD thường tập trung ít chất dopamine hơn bộ não của những người bình thường. Phát hiện này giúp cho quá trình điều trị chứng ADHD có những bước tiến mới. Thông thường, chứng rối loạn tăng động giảm chú ý bắt đầu từ rất sớm trong quá trình phát triển khi còn nhỏ và kéo dài cho đến tuổi trưởng thành. Chính vì ADHD là một dạng bệnh tâm lý không được biểu hiện rõ trên cơ thể nên bạn sẽ rất khó phát hiện ra nếu mình có bị mắc bệnh này. Biểu hiện chính của ADHD Tùy vào trường hợp cụ thể mà mức độ ảnh hưởng này có thể khác nhau. Tuy nhiên, có một vài biểu hiện chung phổ biến thường xảy ra trong các mối quan hệ của những người mắc chứng ADHD. Nếu bạn nhận thấy 7 dấu hiệu được liệt kê sau đây có vẻ như đang xảy ra với mình thì có lẽ đã đến lúc bạn nên cân nhắc xem liệu có phải mình đang đối mặt với ADHD và phải chăng các mối quan hệ xã hội của mình đang xấu đi do hội chứng này. Thiếu kiên nhẫn Đợi chờ trong mười mấy phút kẹt xe, chịu đựng khi đứng xếp hàng ở quầy tính tiền là những điều luôn khiến bệnh nhân ADHD cực kỳ khó chịu và đôi khi họ sẽ làm những việc nguy hiểm hoặc gây hấn với những người xung quanh. Những người trưởng thành mắc chứng bệnh này không hoạt động chân tay quá mức như trẻ con nhưng họ không thể nào ngồi yên trong rạp hát để xem hết một bộ phim hoặc đọc quá 20 trang sách. Khi phải ngồi yên một chỗ trong cuộc họp, họ cũng thay đổi tư thế liên tục, vặn vẹo tay chân và nhìn ngó “láo liên” hết vật này đến vật khác. Nếu bạn thường được người khác đánh giá là người “nóng tính” nhưng bạn không thể biết được nguyên nhân của những đánh giá từ này từ đâu ra thì bạn cần xem xét lại. Khó diễn đạt hết ý nghĩ của mình chính là sự khó khăn của bệnh nhân ADHD. Ảnh: Inmagine Tư duy nhanh nhưng diễn đạt kém Chính vì não bộ thường suy nghĩ không tập trung và có luồng tư duy bất chợt nên tốc độ nghĩ của những người tăng động giảm chú ý thường nhanh hơn tốc độ nói. Khi đến lúc cần phải nói đến những gì vừa mới lóe lên trong đầu, thì họ thật sự đã quên đi một phần ý nghĩ đó và trình bày không đầy đủ. Vì thế, bệnh nhân ADHD gặp khó khăn khi cần diễn tả cho người khác hiểu được những gì mình nghĩ về một chủ đề cố định. Nếu bạn liên tục bị người khác than phiền về âm lượng của giọng nói của mình trong giao tiếp thì hãy chú ý để tìm ra một biện pháp điều chỉnh hiệu quả. Tốc độ diễn đạt bằng lời nói có thể bình thường, nhưng âm lượng của những người bị ADHD thường to hơn những người bình thường vì những xung đột suy nghĩ từ phía bên trong. Cũng chính vì suy nghĩ luôn đi trước cảm xúc nên bệnh nhân ADHD thường vui buồn bất chợt. Không tập trung trong giao tiếp Một trong những điều phiền hà phổ biến nhất về những người mắc hội chứng ADHD là họ không thể tập trung lắng nghe – kể cả khi đang nói chuyện trực tiếp với ai đó. Vấn đề không thể hiện ở sự giao tiếp đơn thuần của bạn và người đối diện mà điều này xảy ra giữa các tế bào thần kinh của bạn. Các bệnh nhân mắc ADHD thường không thể để ý đến những gì mình đang nghe. Họ thường bị phân tâm bởi một vài từ ngữ nghe được hoặc chỉ nghe thấy những gì họ đang muốn được nghe. Nếu bạn đang mắc hội chứng ADHD, có thể bạn sẽ không hiểu vì sao gia đình, bạn bè và những người xung quanh lại thường hay bực mình về bạn đến như vậy. Thay vào đó, bạn lại có cảm giác những người xung quanh luôn nói dai, nói mãi không thôi về tính lơ đãng của bạn. Và tất nhiên, bạn sẽ cảm thấy không hài lòng về điều này. Tác phong chậm chạp Nếu những người khác không ngừng phàn nàn về sự chậm chạp của bạn thì hãy khoan cho rằng họ vô lý mà hãy cân nhắc lại xem, biết đâu họ nói đúng. Hãy nhìn lại xem mình đã làm được gì trong công việc kết hợp giữa nhóm làm việc tại công ty và làm gì cho ngôi nhà của mình. Bạn có chia sẻ được việc nhà với các thành viên khác? Bạn có “gánh vác” bớt những công việc cho mọi người xung quanh bằng những việc đơn giả ...

Tài liệu được xem nhiều: