Thông tin tài liệu:
Triệu chứng chính của hội chứng tiền đình là chóng mặt. Trong khi cơ thể và xung quanh vẫn đứng yên thì người bệnh lại cảm giác bị nghiêng đi, hay xoay tròn. Người bệnh sẽ té ngã không thể gượng lại được.
Các hội chứng tiền đình có thể lành tính, dù gây chóng mặt dữ dội nhưng cũng có thể nguy hiểm tính mạng, dù chỉ gây chóng mặt không nặng. Có rất nhiều cảm giác được mô tả bằng chóng mặt nên rất dễ bị chẩn đoán nhầm là hội chứng tiền đình. Bản thân một cơn chóng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Rối loạn tiền đình
Rối loạn tiền đình
Triệu chứng chính của hội chứng tiền đình là chóng mặt.
Trong khi cơ thể và xung quanh vẫn đứng yên thì người
bệnh lại cảm giác bị nghiêng đi, hay xoay tròn. Người
bệnh sẽ té ngã không thể gượng lại được.
Các hội chứng tiền đình có thể lành tính, dù gây chóng
mặt dữ dội nhưng cũng có thể nguy hiểm tính mạng, dù
chỉ gây chóng mặt không nặng.
Có rất nhiều cảm giác được mô tả bằng chóng mặt nên rất
dễ bị chẩn đoán nhầm là hội chứng tiền đình. Bản thân
một cơn chóng mặt thực sự, cũng có thể do nhiều nguyên
nhân khác nhau.
Tiền đình, nghĩa tiếng Hán - Việt là “phòng ở phía trước”
như khi ta bước vào một tòa nhà thì việc đầu tiên là bước
vào “tiền đình”. Phía trong tai chúng ta, sau màng nhĩ, có
một căn phòng nhỏ, đó chính là tiền đình. Ở đây, các tín
hiệu âm thanh được chuyển từ dạng cơ học do rung màng
nhĩ gây ra, sang dạng xung thần kinh để dẫn truyền theo
dây thần kinh thính giác, còn gọi là dây số 8, để truyền về
não.
Cơ quan chuyển xung âm thanh dạng cơ học sang dạng
điện thần kinh là ốc tai, vì có hình giống con ốc nhỏ xíu.
Gắn liền với ốc tai là ba vòng bán khuyên, tạo hình 3D
trong không gian, giúp cơ thể nhận biết vị trí của mình
trong không gian ba chiều. Và những rối loạn có liên quan
tới thăng bằng, mà ta gọi hội chứng tiền đình, hay bà con
hay nói tắt “tiền đình”, là xuất phát từ bộ phận này của
tiền đình.
Không cứ chóng mặt là bị tiền đình
Như vậy, triệu chứng chính của hội chứng tiền đình là
chóng mặt. Trong khi cơ thể và xung quanh vẫn đứng yên
thì người bệnh lại cảm giác bị nghiêng đi, hay xoay tròn.
Người bệnh sẽ té ngã không thể gượng lại được. Vấn đề ở
chỗ, trong dân gian, chúng ta dùng chữ “chóng mặt” để
mô tả những trạng thái khác nhau, không liên quan gì đến
tiền đình. Một người khi nhận hung tin, thấy mình “xây
xẩm, chóng mặt” thì đó chỉ là một cảm giác tâm lý, không
phải chóng mặt thực sự. Một người khi đang ngồi xổm
lâu, đứng vụt dậy và thấy tối mắt lại, cũng hay kể với bác
sĩ mình bị chóng mặt. Nhưng thực ra, đấy không phải
chóng mặt thực sự, đó là triệu chứng của tụt huyết áp do
tư thế. Vì vậy trước khi chẩn đoán bệnh nhân bị tiền đình,
bác sĩ cần phải hỏi cặn kẽ xem cảm giác người bệnh mô tả
chóng mặt, có phải chóng mặt thực sự không.