Danh mục

RỐI LOẠN TƯ DUY (Kỳ 1)

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 209.21 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tư duy là một quá trình hoạt động tâm thần phức tạp, là hình thức cao nhất của quá trình nhận thức, có đặc tính phản ảnh thực tại khách quan một cách gián tiếp và khái quát, từ đó ta có thể nắm được bản chất và quy luật phát triển của sự vật và hiện tượng.Quá trình tư duy được xây dựng trên cơ sở của cảm giác, tri giác, kiến thức, trí nhớ, sự tưởng tượng, phân tích, tổng hợp, phán đoán suy luận.Một tư duy được gọi là bình thường khi nó phù hợp với...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
RỐI LOẠN TƯ DUY (Kỳ 1) RỐI LOẠN TƯ DUY (Kỳ 1) I. KHÁI NIỆM TÂM LÝ HỌC Tư duy là một quá trình hoạt động tâm thần phức tạp, là hình thức caonhất của quá trình nhận thức, có đặc tính phản ảnh thực tại khách quan một cáchgián tiếp và khái quát, từ đó ta có thể nắm được bản chất và quy luật phát triển củasự vật và hiện tượng. Quá trình tư duy được xây dựng trên cơ sở của cảm giác, tri giác, kiếnthức, trí nhớ, sự tưởng tượng, phân tích, tổng hợp, phán đoán suy luận. Một tư duy được gọi là bình thường khi nó phù hợp với thực tế kháchquan và phù hợp với những chuẩn mực được đại đa số mọi người trong cộng đồngthừa nhận. Tư duy được biểu lộ ra ngoài bằng lời nói và chữ viết. II. CÁC RỐI LOẠN TƯ DUY 1. Rối loạn ngôn ngữ: Ngôn ngữ là biểu hiện của tư duy, về cả nội dung lẫn hình thức. Hìnhthức tư duy là cách thức bệnh nhân liên kết các ý tưởng với nhau, cách liên tưởngcủa các ý tưởng, tất cả tạo ra hình thức tư duy của con người. Nội dung tư duy làchủ đề bệnh nhân suy nghĩ như nội dung của các ý tưởng, niềm tin, mối bận tâm ...tuy nhiên sự phân biệt giữa hình thức và nội dung của tư duy thực ra chỉ có tínhquy ước vì hai mặt này luôn có một mối quan hệ chặt chẽ với nhau, nội dung tưduy quyết định ngôn ngữ và ngoài ra nó còn liên quan đến các hoạt động tâm thầnkhác như trí nhớ, trí tuệ, ý thức, cảm xúc ... 1.1. Rối loạn nhịp độ ngôn ngữ: a. Nói nhanh: Nhịp tư duy nhanh, các ý tưởng xuất hiện kế tiếp nhau không ngừng vìthế làm bệnh nhân nói nhanh và có khi hỗn độn. Có những hình thức rối loạn ngônngữ nhịp nhanh như sau: - Tư duy phi tán: bệnh nhân liên tưởng mau lẹ từ việc nầy sang việc khác,chủ đề luôn thay đổi, làm dòng tư duy mất mạch lạc, gặp trong hội chứng hưngcảm. - Tư duy dồn dập: bao gồm những ý tưởng xuất hiện dồn dập trong đầu làmbệnh nhân không cưỡng lại được, các ý tưởng hoặc các hình ảnh nầy lướt nhanhtrong óc làm bệnh nhân không thể tập trung chú ý đến một ý tưởng hoặc một hìnhảnh riêng lẻ được, do đó bệnh nhân rất lo sợ vì thấy mình mất tự chủ, hiện tượngnày thường thấy ở những người mệt mỏi, làm việc quá sức, lo âu, có khi do cà phêhoặc thuốc lá gây ra. - Nói hổ lốn: là nói liên tục, nhanh và không cưỡng lại được, có thể về mộthoặc nhiều chủ đề khác nhau, tùy theo cấu trúc, nội dung và sự liên tục mà ta phânbiệt nói hổ lốn do hưng cảm, do tâm thần phân liệt, do sa sút trí tuệ hoặc do tổnthương thực thể. b. Nói chậm: Nhịp tư duy bị chậm lại, quá trình liên tưởng khó khăn, ý tưởng đơn điệu,thường gặp trong các trạng thái ức chế như do trầm cảm, ngoài ra còn gặp trongtâm thần phân liệt, lú lẫn, do các bệnh thực thể. Bệnh nhân trả lời câu hỏi một cáchkhó khăn, do dự, tạo ra một ấn tượng nghèo nàn về tri thức, trái ngược với khảnăng bình thường của bệnh nhân. Người bệnh ý thức được điều này và đau khổ vềsự chậm chạp đó, vì vậy bệnh nhân bi quan mặc cảm. 1.2. Rối loạn sự liên tục của dòng tư duy: Là một biểu hiện của rối loạn hình thái tư duy trong tâm thần phân liệt, nóbiểu hiện một sự không liên quan giữa các nội dung trong dòng tư duy. - Liên tưởng rời rạc: quá trình liên tưởng các ý tưởng không còn gắn kết vớinhau, không có mối liên hệ lôgic với nhau. - Tư duy tiếp tuyến: bệnh nhân khi đề cập một việc đề gì thì không nói rõvề vấn đề đó mà tiếp cận bằng những ý tưởng xa gần, không trực tiếp liên quanđến vấn đề mình muốn đề cập. - Tư duy ngắt quãng: khi đang nói chuyện, dòng tư duy như bị cắt đứt,dừng lại, bệnh nhân không nói tiếp được, lát sau lại nói tiếp nhưng với chủ đềkhác, có khi có những ý tưởng ký sinh, định hình. - Tư duy lịm dần: đặc trưng bởi một sự giảm nhanh về cả lượng từ lẫn sựxúc tích trong lời nói, bệnh nhân nói chậm, thưa và nhỏ dần rồi gián đoạn hoàntoàn, sau đó lại dần dần nói lại, bệnh nhân không hiểu tại sao lại như vậy. - Đáp lập lại: mặc dù được hỏi bằng câu hỏi sau nhưng bệnh nhân vẫn trảlời cho câu hỏi trước. - Ngôn ngữ định hình: bệnh nhân cứ nói lập đi lập lại một ý tưởng nào đócó tính chất máy móc. - Xung động lời nói: đột nhiên bệnh nhân nói một tràng dài rồi im bặt, bệnhnhân không cưỡng được và không do một kích thích thích hợp, thường có nộidung thô lỗ, tục tỉu. Các triệu chứng của nhóm này biểu hiện cho tính phân ly của tâm thầnphân liệt. ...

Tài liệu được xem nhiều: