Rồng, ra đời ngay từ buổi bình minh của lịch sử loài người, là sản phẩm của trí tưởng tượng phong phú của con người, nhằm nhận thức và khám phá thế giới. Cả phương Đông và phương Tây đều có biểu tượng rồng, song do đặc điểm của mỗi nền văn hóa mà rồng phương Đông có những nét khác rồng phương Tây. Nguồn gốc và các truyền thuyết về rồng; ý nghĩa tượng trưng của biểu tượng rồng; Việc tìm hiểu những nét khác biệt của biểu tượng này ở phương Đông và phương Tây tuy có được...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Rồng phương Đông và Rồng phương Tây
Rồng phương Đông và Rồng
phương Tây
Rồng, ra đời ngay từ buổi bình minh của lịch sử loài người, là sản phẩm của trí
tưởng tượng phong phú của con người, nhằm nhận thức và khám phá thế giới. Cả
phương Đông và phương Tây đều có biểu tượng rồng, song do đặc điểm của mỗi nền
văn hóa mà rồng phương Đông có những nét khác rồng phương Tây.
Nguồn gốc và các truyền thuyết về rồng; ý nghĩa tượng trưng của biểu tượng rồng;
Việc tìm hiểu những nét khác biệt của biểu tượng này ở phương Đông và phương
Tây tuy có được nhắc đến trong một số nghiên cứu, nhưng chưa được làm rõ một
cách hệ thống và toàn diện. Chính vì truyền thuyết cũng như hình tượng rồng phổ
biến ở nhiều nơi trên thế giới, nên có thể sử dụng nó như một cứ liệu để tìm hiểu về
truyền thống văn hóa phương Đông và phương Tây; cũng như sự khác biệt giữa hai
nền văn hóa. Phương pháp sử dụng là so sánh type, motip của truyền thuyết; tính
chất biểu tượng rồng; hình tượng rồng trong nghệ thuật tạo hình.
1. Sự nhìn nhận của phương Đông về rồng
Rồng, một biểu tượng văn hóa, ra đời từ sự nỗ lực của con người trong việc tìm hiểu
và nhận thức thế giới tự nhiên. Tuy nhiên, ở hai nền văn hóa Đông và Tây, sự nhìn
nhận về rồng lại được quyết định bởi bản chất và đặc thù của mỗi nền văn hóa. Nếu
phương Tây coi rồng là biểu tượng cho sự xấu xa, độc ác, là đối tượng mà con người
cần phải chinh phục; thì ngược lại phương Đông lại xem rồng là biểu tượng cho sự
tốt đẹp, may mắn và thịnh vượng. Rồng trong truyền thuyết, huyền thoại phương
Đông thường được mô tả khác với rồng của phương Tây cả về dáng dấp và tính khí.
Ở phương Đông, rồng là biểu tượng của bản nguyên tích cực và sáng tạo, là sức
mạnh của sự sống. Nguồn gốc sâu xa của biểu tượng này là do điều kiện tự nhiên
(địa lý – khí hậu) và xã hội (lịch sử – kinh tế) qui định. Môi trường sống của các
cộng đồng cư dân ở phương Đông là xứ nóng, mưa nhiều, tạo nên những vùng đồng
bằng nằm trong các lưu vực các con sông lớn. Yếu tố sông nước quan trọng với
người phương Đông, vì vậy họ đã sáng tạo rồng với ý nghĩa đầu tiên là biểu tượng
cho nước – sự phong đăng, mùa màng bội thu. Cả hai mặt hoạt động có lợi cũng
như phá hoại của nước đều được xem là do rồng thúc đẩy. Cũng chẳng có gì là lạ
khi những vị thần đầu tiên trong tín ngưỡng xa xưa của phương Đông là những vị
thần có liên quan đến nước. Mùa màng bội thu hay không là phụ thuộc vào yếu tố
nước. Do đấy, thần nước cũng chính là thần Rồng. Quan niệm của phương Đông về
rồng trong buổi đầu là: Đấng tối cao của không khí/ Hơi thở mầu nhiệm của người
toả khắp/ Điều khiển mây/ Chứa đựng khí ẩm ướt/ Làm mưa dịu mát trái đất (1).
Theo Ernest Ingersoll: “Khái niệm nằm trong chữ “rồng” có từ lúc bắt đầu những
suy nghĩ được ghi lại của con người về những điều bí ẩn của nhà tư tưởng và thế
giới của anh ta. Nó gắn liền với những quyền lực và hành động của các vị thần đầu
tiên, và giống như những quyền lực cùng hành động đó, nó mơ hồ, dễ thay đổi và
mâu thuẫn trong các thuộc tính của nó, chỉ duy trì từ đầu đến cuối một đặc điểm có
thể xác định – kết hợp với nước và kiểm soát nước”(2).
Sau này, trong quá trình hình thành và phát triển của dân tộc phương Đông, rồng
dần được gán thêm các ý nghĩa mới phù hợp với tính chất của thời đại như biểu
tượng nguồn gốc dân tộc, vương quyền, cao sang, may mắn, thịnh vượng,…
Ở Trung Hoa xưa, người ta xem rồng là tinh linh núi, là thần linh bảo hộ năm vùng,
nghĩa là bốn phương và vùng trung tâm; là kẻ bảo vệ năm hồ bốn biển (có nghĩa là
mọi hồ, mọi biển). Về khả năng của rồng, trong dân gian Trung Hoa có rất nhiều
truyền thuyết cho rằng rồng có khả năng hô gió gọi mưa, có thể đội sông lật bể, gọi
mây che mặt trời. Đối với người Nhật, con rồng là chủ yếu trong những vật lý tưởng
ở Nhật Bản. Đối với người Triều Tiên, rồng là một trong bốn con vật siêu tự nhiên
có phép lạ. Nó là hiện thân của mọi sức di động, thay đổi và năng lực để tiến công.
Về mùa xuân, nó bay lên trời, và về mùa thu nó náu mình dưới đáy nước sâu. Ngày
xưa người Triều Tiên tin là các sông suối cũng như các đại dương bao quanh Triều
Tiên là nơi ở của một con rồng, và người dân thường cứ đúng kỳ lại thờ cúng quyền
lực này. Sự quan trọng của việc biểu lộ niềm tôn kính hình thức lớn đến thế với rồng
là do rồng kiểm soát mưa và cần được người ta làm cho vui vẻ để cho mùa màng
khỏi bị nguy hiểm vì mưa không đủ, hơn nữa nó có khả năng làm phiền nhiễu nhiều
cho những người chèo thuyền và những thủy thủ ở biển khơi trừ khi nó được người
ta làm cho dịu lòng một cách thích đáng. Do đó, không những các người dân nông
thôn và người làm ruộng ở nông trại, mà cả chủ tàu bè muốn có thời tiết thuận lợi
để đi xa, đều làm lễ cầu an; không những các chiến thuyền lớn, mà cả các thuyền
chở hàng hóa, thuyền đánh cá, đò, phà,… đều mỗi loại làm một thứ lễ riêng để đảm
bảo an toàn. Lễ đó được coi như một thứ cống nộp cho thần nước. Đối với người
Việt Nam, trong ký ức dân gian thần mưa và thần nước mang hình hài một con
rồng to thường xuyên ra biển Đông hút nước mang vào đất liền tưới tắm cho đất
đai.Rồng là nguồn nước tưới cho ruộng đồng tốt tươi và giúp nhà nông hình thành
kinh nghiệm dân gian: Rồng đen lấy nước thì nắng/ Rồng trắng lấy nước thì mưa…
Được xem là vua của tạo sinh động vật, nên dễ hiểu rồng là biểu tượng của điềm
lành, sự may mắn và tốt đẹp đối với phương Đông. Trong truyền thuyết, thần thoại
của phương Đông, dù cốt truyện có khác nhau nhưng rồng bao giờ cũng ẩn chứa ý
nghĩa là một biểu tượng cho sự cao quý tốt đẹp. Đối với một số quốc gia phương
Đông, rồng là biểu tượng cho nguồn gốc dân tộc. Người Việt xưa tự hào mình là
“Con Rồng cháu Tiên”. Tộc Hạ có tô tem rồng và cũng xưng là “Tộc rồng”(3). Bà
mẹ thủy tổ của dân tộc Khơme là con gái vua huyền thoại Naga, một động vật huyền
thoại có tính cách như rồng. Nữ thần Pônaga (còn gọi là Pô Nưga) là bà tổ của người
dân Chămpa. Các vị thần nói trên vừa mang ý nghĩa biểu tượng của sông nước, vừa
mang ý nghĩa phong đăng gắn vớ ...