Chuỗi cung ứng (Supply Chain) là sự theo dõi hàng hóa thông qua việc thống kê và điều khiển từ khâu cung cấp hàng, bổ sung nguyên vật liệu, đến khâu bán lẻ, hay nói cách khác, nó điều hành và quản lý sự lưu thông hàng hóa. Đây là sự tiếp nối tự nhiên của khái niệm Kinh doanh, xuất hiện trong quá trình thích ứng của công nghệ thông tin hiện đại với thực tế phát triển của hoạt động kinh doanh. Chuỗi cung ứng phát triển dài hơn và phức tạp hơn, khi các công ty đẩy......
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Rủi ro và phần thưởng trong Quản trị Chuỗi Cung ứng Rủi ro và phần thưởng trong Quản trị Chuỗi Cung ứngChuỗi cung ứng (Supply Chain) là sự theo dõi hàng hóa thông qua việc thống kê và điềukhiển từ khâu cung cấp hàng, bổ sung nguyên vật liệu, đến khâu bán lẻ, hay nói cáchkhác, nó điều hành và quản lý sự lưu thông hàng hóa. Đây là sự tiếp nối tự nhiên củakhái niệm Kinh doanh, xuất hiện trong quá trình thích ứng của công nghệ thông tin hiệnđại với thực tế phát triển của hoạt động kinh doanh. Chuỗi cung ứng phát triển dài hơnvà phức tạp hơn, khi các công ty đẩy mạnh hoạt động ở những lãnh thổ mới để tìm kiếmchi phí thấp hơn.Vậy bạn cần làm gì để kiểm soát rủi ro của chuỗi cung ứng? Kinh doanh mở rộng đi đôi với việcchuỗi cung ứng phát triển phức tạp hơn bao giờ hết, nên câu hỏi này cũng trở nên khó trả lờihơn trước. Bạn có nên giữ hàng tấn sản phẩm tồn kho, để rồi chúng lặng im đi vào quên lãngkhông? Có nên xây dựng thật nhiều kế hoạch dự phòng, điều mà hầu hết các nhà quản lý khônglàm, hay không? Hay có nên nghĩ về bức tranh toàn cảnh và rút lui khỏi những giao dịch nhằmtiết kiệm chi phí, nhưng buộc bạn phải di chuyển tới những vùng đất xa xôi chưa người khaiphá? Mặc dù không có câu trả lời nào là dễ dàng, và trong hầu hết các trường hợp, không cócâu trả lời nào là đúng tuyệt đối, nhưng dù sao vẫn có những “chiếc phao” giúp bạn tìm ra cáchquản lý hiệu quả và đạt được trạng thái cân bằng về lợi nhuận tiềm năng, tức là lợi nhuận chocả nhà quản lý chuỗi cung ứng, nhà lập kế hoạch chiến lược và các giám đốc điều hành cấpcao.Trước hết, điều quan trọng là phải nghiên cứu chiến lược cơ bản về cung ứng cho thị trường đểđảm bảo rằng bạn đang theo đúng tiến trình vạch ra, nhằm hỗ trợ tốt nhất cho doanh nghiệpcủa mình; tiếp theo là quyết định các chiến thuật phù hợp để thực hiện chiến lược của bạn. Quátrình gồm hai bước này nghe có vẻ đơn giản, nhưng để thực hiện nó sao cho hiệu quả, bạn phảinắm vững các chiến lược quan trọng của công ty, sẵn lòng đầu tư vào các hình thức phân tíchnội lực mới, như lập mô hình đầu tư, và chuẩn bị sẵn sàng để ra các quyết định có thể đi ngượclại các tiền lệ của tổ chức.Bước 1: Chiến lượcĐể xác định chính xác trạng thái thăng bằng giữa rủi ro và cơ hội, các nhà sản xuất, phân phốivà bán lẻ cần phải xem xét chiến lược thị trường sau mỗi khoảng thời gian nhất định. Có haicách hữu hiệu để giải quyết bản chất của rủi ro: (1) rút ngắn chuỗi cung ứng để giảm thời gianquay vòng và ngăn chặn nguy cơ đứt gãy chuỗi cung cứng, hoặc (2) tối ưu hóa danh mục cácnguồn và vị trí chuỗi cung ứng để có được tính linh hoạt thông qua sự đa dạng hóa. Nhiều côngty đổi mới đã áp dụng phương thức đầu tiên một cách hiệu quả, dù gặp phải một số khuyếtđiểm là trên thực tế, phương thức này cản trở không cho công ty tận dụng triệt để các lợi íchkinh tế của việc mở rộng chuỗi cung ứng trên phạm vi quốc tế.Với công ty đặt mục tiêu đưa các chuỗi cung ứng vào sâu hơn tại những thị trường mới, thì chiếnlược thứ hai có thể cung cấp một số ưu điểm không thể phủ nhận. Ý tưởng tối ưu hóa cácnguồn lực, vị trí sắp đặt và các địa điểm phân phối… xuất phát từ góc độ tài chính, đồng thờixây dựng khung lý thuyết giúp đánh giá mối quan hệ giữa rủi ro và lợi nhuận. Mục tiêu đặt ra làtạo chiến lược chuỗi cung ứng phù hợp nhất với nhu cầu tổng thể của công ty dựa trên sự môhình hóa, qua đó thể hiện các lợi ích và rủi ro tiềm ẩn của các chiến thuật khác nhau. Cuốicùng, công ty có thể phối kết hợp các chiến thuật khác nhau với sự bố trị các nguồn lực, vị trí…sao cho khả năng hỗ trợ chiến lược của công ty được tối đa hóa.Việc tạo ra một danh mục như thế được bắt đầu bằng quá trình xây dựng một tập hợp các dựán chuỗi cung ứng để hỗ trợ doanh nghiệp theo các cách khác nhau. Ví dụ, một dự án có thểtập trung vào tốc độ tiếp cận thị trường, dự án khác lại chú trọng đến chất lượng sản xuất, còndự án thứ ba nhấn mạnh vào mục tiêu giảm chi phí. Tương tự như vậy, rủi ro trong chuỗi cungứng phải được gắn liền với mỗi dự án được xác lập, xếp loại và định lượng. Khi đó, các lợi íchvà rủi ro đã dự đoán trước có thể được mô hình hóa và được thể hiện bằng biểu đồ. Giải pháptối ưu sẽ nằm trong “khoảng hiệu quả,” tức là khoảng giao nhau giữa các sự lựa chọn mang lạilợi ích cao nhất, với một mức độ rủi ro thấp nhất. Mấu chốt ở đây là kết hợp các yếu tố củachuỗi cung ứng, bao gồm cả các rủi ro không có mối quan hệ trực tiếp với nhau. Nói cách khác,bạn đang tìm cách giảm thiểu khả năng xảy ra hiệu ứng đô-mi-nô, trong đó trục trặc ở một điểmcủa chuỗi cung ứng có thể gây nguy hiểm cho các điểm khác. Bạn có thể chọn một chiến lượctối ưu từ một số chiến lược hiệu quả, bằng cách thử nghiệm các kết hợp khác nhau của rủi rovà lợi ích.Việc mô hình hóa danh mục nguồn và vị trí cung ứng sẽ tạo ra một số ưu điểm. Trước tiên, môhình này cho phép các giám đốc tài chính và các giám đốc phụ trách chuỗi cung ứng hiểu rõ vấnđề rủi ro của công ty. Thứ hai, mô hình này tập trung vào giá trị kinh doanh mà việc quản lýchuỗi cung ứng có thể mang lại – thông qua sự hài lòng của khách hàng, tính hiệu quả của vốnvà chi phí điều hành thấp – với một mức độ rủi ro xác định được. Khung lý thuyết này còn có thểđiều chỉnh theo thời gian, dựa trên cơ sở những thay đổi để phù hợp với mối tương quan với chiphí và rủi ro.Bước 2: Chiến thuậtMột khi đã xác định được chiến lược hoạt động, bạn sẽ có khá nhiều cách để hạn chế rủi ro.Sau đây là những biện pháp mà bất cứ một công ty nào cũng có thể thực hiện được:Quản lý lượng cầu1. Bạn có thể cải thiện quy hoạch lượng cầu với các nhà phân phối và bán lẻ bằng cách liên hệchặt chẽ với khách hàng thông qua các dự đoán về cầu, lượng lưu kho của người bán hay cáchệ thống liên kết khác. Mục tiêu của biện pháp này là giảm rủi ro do không đoán được sự thayđổi trong lượng cầu.Quản lý cung ứng2. Hãy làm việc với các nhà cung ứng để vạch ra những kế hoạch đề phòng bất trắc xảy ra.Ngay sau sự kiện 11/9, Continental T ...