Danh mục

RỪNG XÀ NU – một truyện ngắn đậm chất sử thi về thời đánh Mĩ

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 162.39 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tham khảo tài liệu rừng xà nu – một truyện ngắn đậm chất sử thi về thời đánh mĩ, tài liệu phổ thông, ôn thi đh-cđ phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
RỪNG XÀ NU – một truyện ngắn đậm chất sử thi về thời đánh Mĩ RỪNG XÀ NU – một truyện ngắn đậm chất sử thi về thời đánh Mĩ Rừng xà nu được viết ra vào giữa năm 1965, trong những ngày bắt đầu cuộcchiến tranh cục bộ của Mĩ ở miền Nam nước ta. “Đó là những ngày sôi sục, nghiêmtrang, nghiêm trọng, lo lắng, quyết liệt, hào hứng, hào hùng: dân tộc ta bước vào cuộcchạm trán mất còn trực tiếp với đế quốc Mĩ” (1). Tuy kể về những sự kiện xảy ratrước đó mấy năm nhưng truyện ngắn này đã tiếp được hơi thở hào hùng của thời hiệntại, và hiện thực được mô tả mang đậm ý nghĩa phổ quát. Chuyện làng Xô Man trởthành chuyện của cả “Đất nước đứng lên” trong cuộc đối đầu lịch sử. Hình tượng lớn lao bao trùm toàn bộ tác phẩm là hình tượng những cây xà nu.Chính nó đã đem lại cho tác phẩm sức khái quát lớn cũng như sự sinh động, chân thựcnhư cuộc đời. Và trước hết nó khơi lên nguồn cảm hứng dạt dào ở người viết, trởthành điểm tựa điểm gợi tứ để nhà văn suy ngẫm về mạch sống của đất nước và sứcsống của nhân dân. Không phải ngẫu nhiên mà có một câu văn được lặp lại gần ynguyên đến hai lần ở phần đầu và phần kết thúc của tác phẩm: “Đứng trên đồi xà nuấy trông ra xa đến hết tầm mắt cũng không thấy gì khác ngoài những đồi xà nu nốitiếp chân trời”. Đấy là một điệp khúc trầm hùng làm nền cho toàn bộ câu chuyện. Tácgiả chưa bao giờ để gián đoạn mạch kể về rừng xà nu. Cây xà nu khi thì tách ra, khithì hòa nhập với con người. Tả cây xà nu tác giả ưa dùng thủ pháp nhân hóa, còn khilà con người ông lại thường xuyên liên hệ, so sánh với cây xà nu. “Xà nu”, “xà nu” –tác phẩm trùng trùng điệp điệp với những “xà nu” và đó chính là điểm khá cơ bản quyđịnh chất thơ hào hùng của nó (thơ, như có người nhận xét, là một kết cấu trùng điệpđầy âm vang). Hãy trở lại với đoạn mở đầu của truyện ngắn. Nhà văn đã đem hết bút lực củamình ra để tả một khu rừng xà nu. Đấy không phải là một khu rừng xà nu chungchung mà là khu rừng xát cạnh làng Xô Man, kế bên con nước lớn (nguồn sống củacon người) và lọt trong tầm đại bác của đồn giặc. Ngay từ đầu ta đã thấy rừng xà nuphải đối diện với những thử thách ác liệt, dữ dội. Thương tích là không thể tránh khỏi:“Cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào không bị thương. Có những cây bịchặt đứt ngang nửa thân mình, đổ ngang như một trận bão”. Nhưng sức sống mãnh liệtcủa cây xà nu mới là điều tác giả muốn nhấn mạnh: “Trong rừng ít có loại cây sinh sôinẩy nở khỏe như vậy. Cạnh một cây mới ngã gục đã có bốn năm cây con mọc lên,ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời”. Chúng khỏe vì chúng thathiết với mặt trời: “Nó phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng, thứ ánh nắng trongrừng rọi trên cao xuống từng luồng lớn thẳng tấp, lóng lánh vô số hạt bụi vàng từ nhựacây bay ra, thơm mỡ màng”. Thật là một đoạn miêu tả sống động, giàu chất tạo hìnhnhưng không chỉ có ý nghĩa tả thực. Rừng xà nu, đấy chính là một ẩn dụ về conngười: con người đau khổ, con người bất khuất, con người khát khao tự do, con ngườicủa truyền thống anh hùng lớp trước lớp sau liên tục đứng lên bảo vệ phẩm giá củamình … Thêm nữa, rừng xà nu ở đây còn là một hình tượng tượng trưng, một biểutượng cho con người Tây Nguyên, cho cả một dân tộc hiệp sĩ : “rừng xà nu ưỡn tấmngực lớn của mình ra, che chở cho làng”. Trong hành động ưỡn tấm ngực lớn chứađựng biết bao nhiêu là kiêu hãnh, nó biểu thị một phẩm chất phóng khoáng, hào hiệpvà là một hành động tự nguyện do xác định được đúng vị trí đứng đầu bão táp củamình. Để diễn tả một nội dung phong phú như vậy qua hình tượng cây xà nu, tác giảđã sử dụng một giọng văn thiết tha pha chút cường điệu. Nhiều lúc như không nén nổinhững xúc động đang tràn ngập vì yêu thương, vì yêu thương và cả kính trọng nữa,nhà văn đã thốt lên những lời nhận xét trực tiếp, để lộ cái tôi của mình “Trong rừng ítcó loại cây sinh sôi nẩy nở khoẻ như vậy”, “Cũng ít có loại cây ham ánh sáng mặt trờiđến thế”. Hàng loạt động từ, trạng từ gây cảm giác mạnh được huy động cho mục đíchmiêu tả: ào ào, ứa, tràn trề, ngào ngạt, long lanh, gay gắt, bầm, ngã gục, lao thẳng,phóng, vượt, ưỡn .v.v. Đặc biệt, tác giả đã sử dụng rất đắt cái nhìn của điện ảnh để chosự vật hiện lên động và nét hơn. Ống kính của ông khi thì lùi ra xa để ghi lấy toàncảnh rừng xà nu, khi lại rà sát, soi kỹ dáng vươn lên kiêu dũng của những cây xà nucon. Có lúc tác giả quay chếch ống kính để trước mắt ta, màn ảnh như chao đảo: mộtcảnh tượng tuyệt vời nên thơ, tráng lệ hiện ra: “ánh nắng trong rừng rọi từ trên caoxuống từng luồng lớn thẳng tắp …”. Mạch cảm xúc đã được khơi lên. Hướng đi của ngòi bút đã được hình dung.Điểm “neo” những ấn tượng và quan sát phong phú đã được xác định với một cái làngcụ thể. Từ đây toàn bộ câu chuyện cứ thế mà tuôn chảy và hiện rõ trước mắt ngườiviết, người đọc mồn một từng chi tiết từng hình ảnh. Chuyện làng Xô Man được bắt đầu từ thời điểm hiện tại: “Ba năm đi lực lượngbữa nay Tnú mới có dịp ghé về thăm làng. Thằng bé Heng gặp ở con nước lớn dẫnanh về” đấy là những lời kể cô đúc hé lộ một lịch sử và báo hiệu một đổi thay. Quảthực làng Xô Man đã đổi thay nhiều lắm so với ngày Tnú ra đi. Khắp núi rừng đâucũng có cạm bẫy chờ sẵn “chờ đón” quân thù. Một lớp người mới trưởng thành đứngra gánh vác công việc kháng chiến. Sinh hoạt trong một làn vui tươi và có quy củ. Tấtcả toát lên một vẻ hồ hởi tự tin khiến cho Tnú không khỏi có chút ngỡ ngàng. Phải nóirằng sự lựa chọn thời điểm bắt đầu câu chuyện hết sức thích hợp. Tất cả phải từ hômnay và cho hôm nay, cũng y như mục đích kể chuyện tại nhà Ưng của cụ Mết. Đó làsự chuẩn bị tinh thần để bước vào một thử thách to lớn mới. Những lời nhắc nhở trầmvang như tiếng chiêng, cồng của cụ Mết: “Người Strá ai có cái tai, ai có cái bụngthương núi, thương nước, hãy lắng mà nghe, mà nhớ …” cũng chính là lời nhắn gửicủa độc giả, trước hết là độc giả của thời kỳ lịch sử ấ ...

Tài liệu được xem nhiều: