Danh mục

Sả có trị được ung thư? (Kỳ 2)

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 117.31 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Sả và ung thư Ngoài kết quả nghiên cứu đăng trên Planta Medica của nhóm nghiên cứu tại Trung tâm nghiên cứu và phát triển Hazeva thuộc Viện nghiên cứu về sa mạc Jacob Blaustein, Viện ĐH Ben Gurion kể trên đưa ra vai trò của citral như một chất gây khởi phát cho hoạt động của caspase-3 nơi một số dòng tế bào ung thư,còn có một số những nghiên cứu khác về khả năng của các hoạt chất khác như dlimonen và geraniol trong tinh dầu Sả trong vấn đề ngừa và trị ung thư. Nên chú...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sả có trị được ung thư? (Kỳ 2) Sả có trị được ung thư? (Kỳ 2) Sả và ung thư Ngoài kết quả nghiên cứu đăng trên Planta Medica của nhóm nghiên cứu tạiTrung tâm nghiên cứu và phát triển Hazeva thuộc Viện nghiên cứu về sa mạcJacob Blaustein, Viện ĐH Ben Gurion kể trên đưa ra vai trò của citral như mộtchất gây khởi phát cho hoạt động của caspase-3 nơi một số dòng tế bào ung thư,còn có một số những nghiên cứu khác về khả năng của các hoạt chất khác như d-limonen và geraniol trong tinh dầu Sả trong vấn đề ngừa và trị ung thư. Nên chú ýlà các nghiên cứu đều chỉ ở giai đoạn sơ khởi, nghĩa là dùng hoạt chất rồi cho thửnghiệm trên các tế bào ung thư cô lập, và thử trong ống nghiệm. Tinh dầu trích từ lá Sả (C. citratus) và citral có hoạt tính diệt được tế bàoung thư máu loại P338 (của Chuột) (Current Sciences Số 73-1997). Nước chiết từ cây Sả có khả năng chống đột biến (antimutagenic) nơi mộtsố chủng tế bào S. typhimurium (Mutation Research Số 341-1994). Nước chiết từ Sả ức chế được sự tạo DNA nơi một số dòng tế bào ung thưruột (ở Chuột) (Carcinogenesis Số 18-1997). Tinh dầu Sả (C. flexuosus), có hoạt tính diệt tế bào khi thử trên 2 dòng tếbào ung thư (người) cho thấy có tác động trên các tế bào ung thư Ehrlich vàSarcoma-180 (Chemistry and Biology Interaction Số 179-2009). Tinh dầu Sả (C. flexuosus) và hoạt chất chính: sesquiterpen isointermedeolcó khả năng gây khởi động hiệu ứng apoptosis nơi tế bào ung thư máu HL-60.(Chemistry and Biology Interaction Số 17-2008). Hoạt tính của các monoterpen Trong tinh dầu Sả còn có limonen, geraniol... là hai trong nhữngmonoterpen đã được nghiên cứu nhiều về các hoạt tính trị ung thư (monoterpenkhác cũng được nghiên cứu là perillyl alcohol, trong cơ thể, khoảng 40% limonenđược chuyển biến thành perillyl alcohol). Có khoảng 15 nghiên cứu “in vitro” ghi nhận là monoterpen có khả năng ứcchế sự tăng trưởng của một số dòng tế bào ung thư. Liều tối thiểu để có hoạt tínhthay đổi khá rộng tùy loại monoterpen trong các nghiên cứu, có thể từ 50 đến5.000 microM, trung bình là trong khoảng 160 đến 1.300 microM. Các nồng độ này được xem là tương đối cao khi so sánh với nồng độ củacác chất tự nhiên được thử nghiệm khác (Leukemia số 13/1999; Cancer Researchsố 59-1999; Nutrition Cancer số 32-1998). Có ít nhất là 7 nghiên cứu về tác động chống ung thư của monoterpen, thửnghiệm trên thú vật. Các nghiên cứu này cho thấy monoterpen khi dùng dưới dạngthuốc uống có khả năng tạo sự teo biến của nhiều loại bướu ung thư, có nhữngtrường hợp có sự teo biến hoàn toàn (100%) (Cancer Chemotherapy andPharmacology số 34-1994; Journal of The National Cancer Institute số 76-1986). Có 2 nghiên cứu giai đoạn I nơi người đã được thực hiện, nhưng mục tiêuchính là nhằm xác định các thông số dược động học và liều cao nhất được xem làan toàn khi thử nơi bệnh nhân ung thư, nhưng không xác định về mức độ hữu hiệu(Clinical Cancer Research số 4-1998). Ngoài ra cũng còn có một số nghiên cứu ghi nhận khả năng “ngừa ung thư”nơi thú vật của các monoterpen (Breast Cancer Research and Treatment số 46-1997). Tác động của monoterpen Các monoterpen, limonen, geraniol và perillyl alcohol có khả năng làmgiảm sự tăng trưởng và sinh sản của nhiều loại tế bào ung thư khi thử cả “in vitro”lẫn “in vivo”, tuy nhiên cơ chế hoạt động chưa được xác định rõ ràng và được giảthiết là do: ức chế sự tổng hợp isopren (nếu các protein từ các tế bào sinh ung thưkhông qua giai đoạn isoprenyl hóa, thì chúng sẽ không gây ung thư cho tế bào). Khởi phát sự tái phân cắt tế bào (cell redifferentiation) Khởi phát hiệu ứng apoptosis. Cải thiện sự khởi phát ức chế các yếu tố tăng trưởng như TGF-beta… Ngăn chặn sự ức chế miễn dịch để tạo tế bào ung thư.

Tài liệu được xem nhiều: