Danh mục

SA TRỰC TRÀNG (Kỳ 2)

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 176.01 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Sa niêm mạc: Hậu môn có khối lồi lên như quả cà chua màu đỏ tươi, có xuất tiết dịch, các nếp niêm mạc xếp theo hình nan hoa từ trong lỗ hậu môn mở ra ( như núm quả cà chua), không có rãnh ngăn cách giữa khối lồi với rìa hậu môn. Đó là do các múi niêm mạc bị sa lòi ra khỏi lỗ hậu môn như kiểu lớp lót ống tay áo lòi ra khỏi đầu ống tay áo. Nếu sa niêm mạc kèm theo trĩ thì có các búi trĩ mầu tím tạo...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
SA TRỰC TRÀNG (Kỳ 2) SA TRỰC TRÀNG (Kỳ 2) 4. LÂM SÀNG: 4.1. Sa niêm mạc: Hậu môn có khối lồi lên như quả cà chua màu đỏ tươi,có xuất tiết dịch, các nếp niêm mạc xếp theo hình nan hoa từ trong lỗ hậu môn mởra ( như núm quả cà chua), không có rãnh ngăn cách giữa khối lồi với rìa hậumôn. Đó là do các múi niêm mạc bị sa lòi ra khỏi lỗ hậu môn như kiểu lớp lót ốngtay áo lòi ra khỏi đầu ống tay áo. Nếu sa niêm mạc kèm theo trĩ thì có các búi trĩmầu tím tạo thành một vòng niêm mạc trĩ. 4.2. Sa trực tràng: - Bóng trực tràng lộn ra như hình ống hay hình chóp, đáy ở hậu môn vàđỉnh hướng ra sau (thành trước dài hơn thành sau, giống như cái đuôi). Có nhiềuvòng nếp niêm mạc đồng tâm hình vành khăn, hồng bóng ướt, có thể có loét. - Nếu sa trực tràng đơn thuần thì ống hậu môn ở vị trí bình thường, niêmmạc trực tràng sa tiếp giáp với niêm mạc ống hậu môn, ở đây có 3 ống: ống hậumôn ngoài cùng, 2 ống thành trực tràng lồng vào nhau. Sờ thấy rãnh giữa khối savới rìa hậu môn, có thể luồn ngón tay vòng quanh rãnh phân chia này. - Nếu sa hậu môn trực tràng: cả trực tràng và ống hậu môn đều lộn ra, ốnghậu môn lòi ra tiếp liền với da mép hậu môn, không có rãnh phân chia, chỉ có 2ống làm thành đoạn sa. - Nếu sa trực tràng kèm theo thoát vị: Thấy khối phồng phía trước khối sa,xác định bằng cách kẹp khối phồng vào 2 ngón tay sẽ thấy căng lên khi gắng sức (ho hoặc rặn), có tiếng óc ách của quai ruột. 4.3. Đánh giá tình trạng tầng sinh môn: Xác định độ dày và trương lực cơ thắt, cơ nâng hậu môn 4.4.Phát hiện các bệnh lý kết hợp: - Xem có các thoát vị khác phối hợp không - Khám thần kinh: xem có tổn thương tuỷ sống, dây, rễ thần kinh. 5. ĐIỀU TRỊ: 5.1. Sa niêm mạc: - Sa niêm mạc ở người lớn thường kèm theo trĩ hỗn hợp thì áp dụng cácphẫu thuật cắt trĩ vòng (xem bài trĩ). - Sa niêm mạc đơn thuần ở người già thì áp dụng phẫu thuật cắt bỏ niêmmạc sa ( phẫu thuật Delorme, phẫu thuật Hartmann) và làm tăng trương lực cơthắt. - Sa niêm mạc đơn thuần ở trẻ em chủ yếu điều trị bảo tồn. 5.2.Sa toàn bộ: 5.2.1. Các phẫu thuật qua đường bụng: * Treo trực tràng trực tiếp không có sự trợ giúp của chất dẻo nhân tạo: + Cố định treo mặt sau trực tràng vào ụ nhô trực tiếp bằng 3 mũi chỉkhâu rời hình (viện 103 hay áp dụng). + Cố định và tổ chức phần mềm xung quanh (Verneuil- 1881). + Cố định trực tràng vào thành khung chậu (Pemberton - 1939) + Đặt đoạn trực- đại tràng sigma ngoài phúc mạc thành bụng trướcbên trái (Lahaut- 1956). + Cố định mặt sau trực tràng với xương cùng dọc 2 bên đường giữa(Lange- 1887). * Treo trực tràng có sự trợ giúp của chất dẻo nhân tạo: + Phẫu thuật Orr- Loygue- 1957 (Pháp): dùng 2 dải băng ( chất dẻo tổnghợp) treo 2 bên thành trực tràng vào ụ nhô. + Phẫu thuật Ripstein- 1965 (Mỹ): dùng miếng Teflon làm nền khâu ôm kínphía trước bóng trực tràng, cố định 2 đầu ở hai bên giữa cân trước xương cùng. + Phẫu thuật Wells- 1959 (Anh): dùng miếng lưới nhân tạo Ivalon cố địnhở giữa vào giữa cân trước xương cùng rồi khâu hai đầu vào hai bên bóng trựctràng, để hở phía trước bóng trực tràng. *Cắt đại tràng và đại- trực tràng: - Cắt đại tràng sigma và trực tràng( cắt cao hoặc thấp), BV Mayo –Anh. - Cắt đoạn đại tràng trái, không cắt trực tràng mà treo trực tràng trựctiếp vào cân trước xương cùng (Frykman- Goldberg- 1969). 5.2.2. Các phẫu thuật qua đường đáy chậu: *Khâu vòng hậu môn ( Thiersch- 1891):Dùng chỉ Perlon khâu một vòngdưới da quanh cơ thắt.Sau đó buộc lại để đút lọt ngón tay. * Treo trực tràng đường đáy chậu: -Phẫu thuật treo và cố định trực tràngvào xương cùng (Thomas- 1975). -Treo trực tràng qua đường đáy chậunhờ trợ giúp của chất dẻo nhân tạo, cố định vào mặt trước xương cùng và hai bêntrực tràng( như kĩ thuật Wells). * Cắt trực tràng: - Cắt bỏ hoàn toàn đoạn trực tràng sa (Mikulicz- 1888): ít dùng. - Cắt bỏ niêm mạc trực tràng sa kết hợp khâu gấp lại lớp cơ (Delorme-1900). ...

Tài liệu được xem nhiều: