Thông tin tài liệu:
Sắc lệnh số 159/SL về việc quy định vấn đề ly hôn do Chủ tịch Chính phủ Việt nam dân chủ cộng hoà ban hành
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sắc lệnh số 159/SL
SẮC LỆNH
CỦA CHỦ TN NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ SỐ 159/SL NGÀY
CH
17 THÁNG 11 NĂM 1950
CHỦ TNCH NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ
Chiểu Sắc lệnh ngày 10 tháng 10 năm 1945 tạm giữ các luật lệ hiện hành ở Việt Nam
để thi hành cho đến khi ban hành những bộ luật mới cho toàn cõi Việt Nam;
Chiểu đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp;
Chiểu quyết nghị của Hội đồng Chính phủ, sau khi Ban thường trực Quốc hội thoả
thuận;
RA SẮC LỆNH:
Điều 1: Các điều khoản về ly hôn nay ấn định như sau:
I- DUYÊN CỚ LY HÔN:
Điều 2: Toà án có thể cho phép vợ hoặc chồng ly hôn trong những trường hợp sau
này:
1- Ngoại tình;
2- Một bên can án phát giam;
3- Một bên mắc bệnh điên hoặc một bệnh khó chữa khỏi;
4- Một bên bỏ nhà đi quá hai năm không có duyên cớ chính đáng;
5- Vợ chồng tính tình không được hoặc đối xử với nhau đến nổi không thể sống
chung được.
Điều 3: Vợ chồng có thể xin thuận tình ly hôn.
II- THỦ TỤC LY HÔN:
Điều 4: Khi xử việc ly hôn, toà án áp dụng thủ tục tố tụng thường như xử các việc hộ
khác.
Tuy nhiên, trong trường hợp hai vợ chồng thuận tình xin ly hôn, nếu toà án nhân dân
huyện hay thị xã hoà giải không thành, và nếu sau đó một tháng hai vợ chồng vẫn giữ
ý kiến xin ly hôn, thì toà án nhân dân huyện hay thị xã sẽ chính thức công nhận sự ly
hôn.
Điều 5: Nếu người vợ có thai thì vợ hay chồng có thể xin toà hoãn đến sau kỳ sinh nở
mới xử việc ly hôn.
III- HIỆU LỰC CỦA VIỆC LY HÔN:
Điều 6: Toà án sẽ căn cứ vào quyền lợi của các con vị thành niên để ấn định việc
trông nom, nuôi nấng và dạy dỗ chúng.
Hai vợ chồng đã ly hôn phải cùng chịu phí tổn về việc nuôi dạy con, mỗi người tuỳ
theo khả năng của mình.
Điều 7: Trong trường hợp xét xử một bên có lỗi thì toà án có thể bắt bên đó bồi
thường phí tổn cho bên kia.
Điều 8: Những điều khoản trái với sắc lệnh này đều bãi bỏ.
Điều 9: Bộ trưởng Bộ Tư pháp chiểu sắc lệnh thi hành.
Hồ Chí Minh
(Đã ký)