Danh mục

Sắc màu của Mẹ

Số trang: 17      Loại file: pdf      Dung lượng: 215.47 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 9,000 VND Tải xuống file đầy đủ (17 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Những giọt nắng vui vẻ nô đùa trên những ngọn cây, lấp lánh qua những tàng cây, kẽ lá, tạo nên những màu sắc lung linh ngộ nghĩnh. Tôi ra khỏi nhà khi nắng chiều còn đang cháy rực ở một góc trời. Chiếc xe cà tàng miễn cưỡng gầm gừ rồi tắt ngúm. Tôi lắc đầu, ngán ngẩm. Như thường lệ, tôi sẽ lại phải tốn một số tiền không nhỏ để tu sửa lại chiếc xe. Mà chắc cũng chỉ vừa đủ để chạy được thêm vài ba tháng. Nhìn bầu trời nắng gắt không một chút mây,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sắc màu của Mẹ Sắc màu của Mẹ Trần Kim TuyếnNhững giọt nắng vui vẻ nô đùa trên những ngọn cây, lấp lánh qua những tàng cây, kẽ lá,tạo nên những màu sắc lung linh ngộ nghĩnh.Tôi ra khỏi nhà khi nắng chiều còn đang cháy rực ở một góc trời. Chiếc xe cà tàng miễncưỡng gầm gừ rồi tắt ngúm. Tôi lắc đầu, ngán ngẩm. Như thường lệ, tôi sẽ lại phải tốnmột số tiền không nhỏ để tu sửa lại chiếc xe. Mà chắc cũng chỉ vừa đủ để chạy đượcthêm vài ba tháng. Nhìn bầu trời nắng gắt không một chút mây, trong đầu tôi lóe lên mộtý tưởng sẽ gọi điện thoại đến chỗ làm và xin nghỉ một ngày. Tôi sẽ có cả một buổi chiềurảnh rỗi. Có thể tôi sẽ dùng khoảng thời gian này để giải quyết đống đồ dơ còn tồn đọng.Có thể tôi sẽ dọn dẹp căn phòng và tự thưởng cho mình một món gì đó thật ngon. Có thểtôi sẽ dọn sơ căn phòng rồi nằm lăn ra một cách thoải mái và đọc một quyển sách mượntừ chú chủ nhà. Hoặc có thể… tôi sẽ lại làm cái điều mà tôi vẫn thường làm vào nhữngbuổi chiều rảnh rỗi, đó là tôi sẽ nằm dài trên giường, trùm chăn kín mít và đánh một giấcgiữa căn phòng muôn đời bề bộn và an ủi cái bao tử luôn bị ngược đãi. Nhớ đến cái bụngđói meo, tôi lại nghĩ đến hạn đóng tiền nhà sắp đến, chiếc xe phải sửa và hàng ngànnhững món lặt vặt khác cần phải mua. Cuối cùng, tôi tặc lưỡi quyết định cuốc bộ đến chỗlàm. Dĩ nhiên với cái lý do rất đáng thuyết phục là số tiền công của ngày hôm nay sẽđược tôi trích riêng cho khoản để dành… mua xe mới.Tôi thả bộ trên con đường vắng ngắt dẫn đến trạm xe buýt, thích thú ngắm những giọtnắng vàng nhảy múa trên mặt đường bóng loáng. Bỗng nhiên, tôi muốn ví mình nhưnhững hạt bụi đường lăn lóc trên vỉa hè. Không biết từ lúc nào đó tôi đã bắt đầu nhồi nhétvào đầu mình những ý tưởng bi quan ấy. Và để tránh những ý tưởng vô duyên ấy đượcđem ra suy diễn, tôi hướng mắt về những chiếc xe cáu cạnh gần đó và bắt đầu tính toánxem với số tiền lương ít ỏi của mình, tôi sẽ phải để dành trong bao lâu mới có thể rinh vềnhà một “cục cưng” như thế.Nhìn lại cuộc đời mình, tôi phát hiện ra hình như mình chưa một lần được ngồi trong mộtchiếc xe hơi đời mới. Suốt khoảng đời thơ ấu, tôi theo mẹ đến trường trên chiếc xe đạpmini cũ màu xanh lơ. Chiếc xe mà ba tôi đã mua tặng mẹ làm quà cưới. Đó là món quàđầu tiên và duy nhất mẹ nhận được từ ba. Mẹ tôi không giống như những phụ nữ khác,mẹ không cáu gắt hoặc nổi nóng khi có một ông chồng thiếu lãng mạn và thực tế đến khôkhan. Mẹ tôi yêu ở ba cái tính khí thẳng thắn, yêu cái cách sống bạt mạng không lo lắng.Mẫu người của ba tôi là mẫu người bốc đồng, bồng bột còn mẹ là một mẫu người hiềnlành, chu đáo và sống rất an phận. Có lẽ vì những sự khác biệt ấy mà mẹ đã yêu ba. Tôicòn nhớ từ khi còn bé, tôi luôn nhận ra sự chịu đựng trong đôi mắt mẹ mỗi khi mẹ nhìnba. Tia nhìn pha lẫn sự nhẫn nại và tha thứ cho những lần ba tôi nổi nóng vô cớ, nhữnglần ba tôi say sưa rượu chè. Mẹ vẫn dành cho ba cái nhìn ấy, kể cả lần cuối cùng khichúng tôi nhìn thấy ba ở bến xe, khi ông lạnh lùng xách vội chiếc vali để bước theo ngườiđàn bà khác, để lại sau lưng đôi mắt ướt đẫm, chan chứa cái nhìn quen thuộc của mẹ.Từ đó, mẹ tôi bôn ba trong dòng đời thay cho thân phận của người cha, đặt những bướcchân đầu tiên chập chững vào dòng đời nghiệt ngã. Chúng tôi không còn bà con, khônghọ hàng. Ngày xưa, mẹ tôi đã chấp nhận đặt tất cả sau lưng để được sống bên ba để rồicuối cùng lại nhận lãnh được sự phản bội cho những hy sinh của mình. Mười tuổi, tôicầm đôi tay mẹ, đôi tay cứng nhắc, chai sần. Lần đầu tiên trong đời tôi thốt lên nhữngtiếng căm hận Tôi hận sự xa cách của họ hàng, hận những cái nhìn dửng dưng lạnh lùngcủa chòm xóm, hận sự trêu chọc của bè bạn, và hơn hết, tôi hận ba tôi, hận ông đã bỏ lạimẹ con chúng tôi, để vừa lên mười tôi lại bỗng chốc trở thành một đứa trẻ không cha.Mẹ tôi chưa một lần nói hận ba tôi. Từ khi ba tôi bỏ đi mẹ tôi cũng không một lần nhắcđến ông. Thỉnh thoảng, mẹ vẫn ngồi bên khung cửa sổ, tay mân mê những chiếc áo lenmẹ đã từng đan cho ba. Có một ngày, năm tôi mười hai tuổi, tôi trở về nhà sau giờ học vànhìn thấy mẹ ngồi thẩn thờ bên khung cửa sổ, nước mắt lã chã rơi đầy trên khuôn mặt,thật chậm rãi, mẹ kéo những sợi len ra từ chiếc áo. Nhẹ nhàng và cẩn thận như đangmuốn kéo lùi những kỷ niệm xưa. Chẳng mấy chốc, chiếc áo len dày chỉ còn là một đốnglen bùi nhùi, rối bời. Khi mẹ ngước lên và nhìn thấy tôi bên cạnh, mẹ khẽ mỉm cười vớiđôi mắt bình thản, nụ cười đầu tiên kể từ khi không còn có ba bên cạnh.Vài năm sau, chúng tôi đến định cư tại Hoa Kỳ, do người em gái của ba tôi bảo lãnh. Tôihọc lại lớp bảy tại một ngôi trường nhỏ gần nhà còn mẹ tôi thì theo phụ việc ở tiệm ănnơi cô chú tôi làm việc. Trong thời gian hai mẹ con tôi còn chân ướt chân ráo lạ nước lạcái, cô tôi giữ chúng tôi lại nhà và nhường cho hai mẹ con chúng tôi một căn phòng rộngrãi nhất. Dù ba tôi đã bỏ mặc mẹ con chúng tôi, ...

Tài liệu được xem nhiều: