SÁch Kỹ thuật xây dựng và ban hành văn bản quản lý hành chính nhà nước
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
SÁch Kỹ thuật xây dựng và ban hành văn bản quản lý hành chính nhà nước Kỹ thuật xây dựng và ban hành văn bản quản lý hành chính nhà nước Hà Nội - 2001 0 Đại cương về văn bản quản lý hành chính nhà nước I. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 1. 1. Đối tượng nghiên cứu Trong quá trình hoạt động quản lý nhà nước, văn bản là một phương tiện quan trọng để ghi lại và chuyển đạt các quyết định quản lý, là hình thức để cụ thể hoá pháp luật, là phương tiện để điều chỉnh những quan hệ xã hội thuộc phạm vi quản lý của Nhà nước. Đó là công cụ điều hành không thể thiếu và sản phẩm tất yếu của hoạt động quản lý nhà nước. Văn bản quản lý nhà nước có thể được nghiên cứu bởi nhiều bộ môn khoa học khác nhau. Song, nó là đối tượng chính của văn bản hành chính học, bộ môn khoa học nghiên cứu toàn diện về văn bản quản lý nhà nước. Trong khuôn khổ của môn học 'Kỹ thuật xây dựng và ban hành văn bản quản lý hành chính nhà nước' dành cho đào tạo cử nhân hành chính, một bộ phận của văn bản quản lý nhà nước là văn bản quản lý hành chính nhà nước (dưới đây gọi tắt là văn bản) được nghiên cứu và mô tả chủ yếu trên các bình diện sau đây: - - Xác định một số khái niệm cơ bản. - - Xác định hệ thống văn bản, phân loại hệ thống này. - - Xác định chủ thể ban hành và hình thức văn bản tương ứng. - - Xác định những thuộc tính cơ bản của văn bản quản lý nhà nước; công dụng (nội dung) của từng loại văn bản. - - Nghiên cứu và xây dựng quy trình xây dựng và ban hành văn bản . - - Nghiên cứu và áp dụng những nguyên tắc và quy tắc kỹ thuật soạn thảo văn bản: + Các yêu cầu về nội dung; + Các yêu cầu về thể thức; + Ngôn ngữ sử dụng trong văn bản; + Cách diễn đạt quy phạm pháp luật; 2. Phương pháp nghiên cứu Văn bản hành chính học sử dụng những phương pháp cơ bản sau đây: a) a) Phương pháp phân tích: Văn bản được nghiên cứu về mọi bình diện, xác định nội dung, ý nghĩa, vai trò của từng bộ phận cấu thành của văn bản, từng giai đoạn trong hoạt động xây dựng chúng và những nét đặc thù của từng loại. b) b) Phương pháp tổng hợp: Từ những mô tả về nội dung, hình thức và quy trình thủ tục xây dựng và ban hành từng loại văn bản cụ thể khái quát hóa lên thành lý luận chung, tức là đưa ra những luận điểm, quan niệm về quá trình sáng tạo pháp luật nói riêng và tạo ra những sản phẩm quản lý nói chung. 1 c) c) Phương pháp so sánh: Nhằm làm sáng tỏ nội dung những nguyên tắc, quy tắc của kỹ thuật xây dựng và ban hành văn bản, đặc biệt là trong soạn thảo, văn bản được tiến hành nghiên cứu bằng cách so sánh chủ yếu trên các phương diện sau: - - Giữa các thời kỳ khác nhau của lịch sử xây dựng và ban hành văn bản để rút ra những bài học thực tiễn nhằm tiến tới hoàn thiện kỹ thuật xd và ban hành văn bản. - - Giữa các loại hình văn bản nhằm phân biệt để soạn thảo và áp dụng chúng được tốt hơn. - - Giữa thực tiễn trong nước với kinh nghiệm nước ngoài để nghiên cứu, học hỏi và kế thừa những thành tựu của kỹ thuật xây dựng và ban hành văn bản của các nước tiên tiến, có bề dày lịch sử và kinh nghiệm trong lĩnh vực này. - - Giữa lý luận với thực tế nhằm xây dựng được hệ thống lý thuyết và đưa ra được những kiến giải thực tế góp phần hoàn thiện công tác văn bản ở nước ta. Ngoài ra, có thể sử dụng ở những mức độ khác nhau các phương pháp khác như : phương pháp thống kê, phương pháp xã hội học, v.v... 3. Những yêu cầu đối với học viên a) a) Nắm vững lý thuyết về văn bản quản lý nhà nước. b) b) Phân biệt được tính chất và thẩm quyền ban hành của từng loại văn bản cơ bản khác nhau. c) c) Nắm được những nguyên tắc và kỹ thuật cơ bản trong soạn thảo và xử lý văn bản. d) d) Hình thành những kỹ năng thực hành cơ bản trong soạn thảo văn bản. II. Những khái niệm cơ bản về văn bản 1. Khái niệm về văn bản Hoạt động giao tiếp của nhân loại được thực hiện chủ yếu bằng ngôn ngữ. Phương tiện giao tiếp này được sử dụng ngay từ buổi bình minh của xã hội loài người. Với sự ra đời của chữ viết, con người đã thực hiện được sự giao tiếp ở những khoảng không gian cách biệt nhau vô tận qua các thế hệ. Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ luôn luôn được thực hiện qua quá trình phát và nhận các ngôn bản. Là sản phẩm ngôn ngữ của hoạt động giao tiếp ngôn bản tồn tại ở dạng âm thanh (là các lời nói) hoặc được ghi lại dưới dạng chữ viết. Ngôn bản được ghi lại dưới dạng chữ viết chính là văn bản. Như vậy, văn bản là phương tiện ghi lại và truyền đạt thông tin bằng một ngôn ngữ (hay ký hiệu) nhất định. Với cách hiểu rộng như vậy, văn bản còn có thể gọi là vật mang tin được ghi bằng ký hiệu ngôn ngữ. 2. Khái niệm về văn bản quản lý nhà nước Trong hoạt động quản lý nhà nước, trong giao dịch giữa các cơ quan nhà nước với nhau, cơ quan nhà nước với tổ chức, công dân, với các yếu tố nước ngoài, v.v... văn bản là phương tiện thông tin cơ bản, là sợi dây liên lạc chính, là một trong những yếu tố quan trọng, nhất thiết để kiến tạo thể chế của nền hành chính nhà nước. 2 Có thể thấy, văn bản quản lý nhà nước chính là phương tiện để xác định và vận dụng các chuẩn mực pháp lý vào quá trình quản lý nhà nước. Xây dựng các văn bản quản lý nhà nước, do đó, cần được xem là một bộ phận hữu cơ của hoạt động quản lý nhà nước và là một trong những biểu hiện quan trọng của hoạt động này. Các văn bản quản lý nhà nước luôn luôn có tính pháp lý chung. Tuy nhiên biểu hiện của tính chất pháp lý của văn bản không giống nhau. Có những văn bản chỉ mang tính thông tin quản lý thông thường, trong khi đó có những văn bản lại mang tính cưỡng chế thực hiện. Văn bản quản lý nhà nước là n ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kỹ thuật xây dựng ban hành văn bản quản lý hành chính nhà nước khoa học giáo dục kinh tế phát triển kinh tế vĩ môGợi ý tài liệu liên quan:
-
Giáo trình Kinh tế vi mô - TS. Lê Bảo Lâm
144 trang 737 21 0 -
Giáo trình Kinh tế vi mô - PGS.TS Lê Thế Giới (chủ biên)
238 trang 583 0 0 -
Phương pháp nghiên cứu nguyên lý kinh tế vi mô (Principles of Microeconomics): Phần 2
292 trang 557 0 0 -
11 trang 451 0 0
-
Thực trạng và biện pháp nâng cao kỹ năng mềm cho sinh viên trường Du lịch - Đại học Huế
11 trang 385 0 0 -
Đề cương môn Kinh tế học đại cương - Trường ĐH Mở TP. Hồ Chí Minh
6 trang 332 0 0 -
Giáo trình Soạn thảo văn bản và công tác văn thư, lưu trữ: Phần 1
169 trang 329 0 0 -
Bài tập thực hành môn Phân tích thiết kế hệ thống thông tin
6 trang 323 0 0 -
206 trang 308 2 0
-
Tiểu luận Kinh tế phát triển so sánh: Kinh tế Trung Quốc
36 trang 307 0 0 -
5 trang 291 0 0
-
56 trang 270 2 0
-
38 trang 254 0 0
-
Giáo trình Kinh tế học vĩ mô - PGS.TS. Nguyễn Văn Dần (chủ biên) (HV Tài chính)
488 trang 249 1 0 -
Sử dụng phương pháp WebQuest trong dạy học học phần Triết học Mác-Lênin
4 trang 245 0 0 -
Bài giảng Kinh tế vi mô - Trường CĐ Cộng đồng Lào Cai
92 trang 241 0 0 -
Phát triển nguồn nhân lực ở Singapore và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam hiện nay
5 trang 237 1 0 -
Ứng dụng mô hình 3D (Revit) vào thiết kế thi công hệ thống MEP thực tế
10 trang 216 0 0 -
136 trang 214 0 0
-
Giáo dục đạo đức sinh thái cho học sinh: Dạy học ở hiện tại - chuẩn bị cho tương lai
5 trang 193 0 0