Danh mục

SÁCH LINH KHU - THIÊN 27: CHU TÝ

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 104.16 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (10 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Hoàng Đế hỏi Kỳ Bá: "Chứng Chu tý ở tại thân thể chúng ta, nó lên xuống di chuyển theo mạch khí, Khi nó ở trên dưới và tả hữu đều có sự tương ứng, không bao giờ có lúc có nơi không (rỗng), Ta mong được nghe sự thống này trong huyết mạch ư ? Hay là ở trong khoảng phận nhục ? Tại sao lại đến nỗi như vậy ?[1] (Có khi) sự thống di chuyển nhanh đến chưa kịp xuống kim, có khí động rồi mà thống thì lại không kịp định xem nó ở đâu...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
SÁCH LINH KHU - THIÊN 27: CHU TÝ SÁCH LINH KHU THIÊN 27: CHU TÝ Hoàng Đế hỏi Kỳ Bá: Chứng Chu tý ở tại thân thể chúng ta, nó lênxuống di chuyển theo mạch khí, Khi nó ở trên dưới và tả hữu đều có sựtương ứng, không bao giờ có lúc có nơi không (rỗng), Ta mong được nghesự thống này trong huyết mạch ư ? Hay là ở trong khoảng phận nhục ? Tạisao lại đến nỗi như vậy ?[1] (Có khi) sự thống di chuyển nhanh đến chưa kịpxuống kim, có khí động rồi mà thống thì lại không kịp định xem nó ở đâu đểtrị, mà thống đã dứt rồi, Con đường vận hành nào đã khiến như thế ? Tamong được nghe về nguyên nhân của những vấn đề ấy[2]. Kỳ Bá đáp : Đó gọi là Chứng tý, không phải là Chu tý[3]. Hoàng Đế hỏi: Ta mong được nghe về Chứng tý[4]. Kỳ Bá đáp : Đây nên xem lại mỗi loại có chỗ riêng của nó, Nó vừaphát đó thì đã ngưng lại đó, vừa ở yên đó thì đã nổi lên đó, bên phải ứng vớibên trái , bên trái ứng với bên phải, nó không thể vận hành xoay vòng được,bởi vì nó vừa phát là vừa dứt[5]. Hoàng Đế nói: Đúng ! Phép châm phải thế nào ?[6]. Kỳ Bá đáp : Châm bệnh này, tuy sự thống đã dứt, nhưng ta vẫn châmvào nơi có bệnh, nhằm làm cho nó không thể đau trở lại[7]. Hoàng Đế hỏi: Đúng ! Mong được nghe về Chu tý như thế nào ?[8]. Kỳ Bá đáp : Chu tý là (một chứng mà tý) ở tại trong huyết mạch,theo với mạch khí mà lên trên, xuống dưới, chứ nó không thể đi từ phải sangtrái, trái sang phải được, (vì vấn đề đề phải trái này) có nơi có chỗ củanó[9]. Hoàng Đế hỏi: Nếu sự thống đi từ dưới lên trên, trước hết nên châmbên trên nhằm để cho nó quá sang, sau đó châm bên dưới nhằm để cho nóthoát[10]. Hoàng Đế nói: Đúng ! Chứng thống này sinh ra như thế nào ?Nguyên nhân nào đã gây thành những danh xưng đó ?[11]. Kỳ Bá đáp : Khí của Phong-Hàn-Thấp ở khách tại trong khoảngngoài phận nhục, bức thiết (tân dịch) thành những bọt nước, bọt nước nàygặp Hàn sẽ tụ lại, khi tụ lại nó sẽ làm hại phận nhục để tách rời ra, khi táchrời ra sẽ gây thành đau, khi đau sẽ làm cho thần khí quy vào đấy, thần khíquy vào sẽ gây nhiệt, nhiệt thì sẽ làm cho đau bị giải, đau bị giải thì bị quyết,khi bị quyết thì chứng tý khác sẽ phát ra; nguyên nhân phát ra chứng tý lànhư thế đấy[12]. Hoàng Đế nói: Đúng ! Ta đã đắc được cái ý rồi, Đây là trường hợp tàkhí bên trong không ở tại tạng, bên ngoài chưa phát ra ở bì phu, nó chỉ ở mộtmình trong khoảng của phận nhục, nó làm cho chân khí không chu hànhđược, ta gọi đó là Chu tý[13]. Vì thế, phép châm bệnh tý trước hết phải theodõi lục kinh ở Túc, xem lại sự hư thực và huyết ở đại lạc, huyết kết khôngthông, hoặc mạch bị hư mà hãm xuống, dựa vào tất cả những điều trên đểđiều hòa nó, cứu (hơ nóng) để thông khí, khi nào bị co vận (chuyển cân)cứng, nên châm để chuyển vận cho khí được vận hành[14]. Hoàng Đế nói: Ta đã đắc được cái ý rồi, và cũng nắm được sự việc:Phép cửu châm đã có đầy đủ cái lý (chữa trị), nó là phép trị đầy đủ về nhữngbệnh thuộc 12 kinh mạch, Âm Dương vậy[15] THIÊN 28: KHẨU VẤN Hoàng Đế trong lúc nhàn rỗi, đuổi kẻ tả hữu để hỏi Kỳ Bá: Ta đãđược nghe một cách chính thức về cửu châm, nghe luận về sự nghịch thuậncủa Âm Dương, nghe tất cả về lục kinh, nay ta mong được biết về vấn đềkhẩu vấn[1]. Kỳ Bá từ chỗ ngồi né sang một bên, lạy hai lạy đáp : Thật là một câuhỏi rất hay ! Đây là một vấn đề do các bậc tiên sư đã truyền miệng lại[2]. Hoàng Đế nói: Ta mong được nghe về vấn đề khẩu truyền[3]. Kỳ Bá đáp : Ôi ! Trăm bệnh bắt đầu sinh ra do sự lạnh nóng của giómưa, do sự vui mừng, giận dữ của Âm Dương, do ăn uống, cư xử với nhau,do những nỗi kinh sợ lớn lao và bất ngờ, vì tất cả những nguyên nhân trênlàm cho khí huyết phân ly, Âm Dương hư bại, kinh lạc bị quyết tuyệt, mạchđạo bị bất thông, Âm Dương nghịch nhau, vệ khí bị ngưng đọng, kinh mạchbị hư không, huyết khí vận hành không còn thứ tự nữa, đó là ta đã mất đi lẽthường, trường hợp này sự luận về bệnh không còn ở kinh, thần xin nói vềnhững bệnh xảy ra ở nơi nào đó[4]. Hoàng Đế hỏi: Con người bị chứng ngáp, khí nào đã gây nên nhưvậy ?[5]. Kỳ Bá đáp : Vệ khí ban ngày vận hành ở vùng Dương, nửa đêm vậnhành ở Âm, Âm chủ về đêm, đêm thì người nằm ngủ, Dương khí chủ đi lên,Âm chủ đi xuống, cho nên khi Âm khí còn tích bên dưới, Dương khí lạichưa tận (hết), Dương khí sẽ dẫn Âm đi lên, Âm lại dẫn đi xuống, thế là ÂmDương cùng dẫn nhau, cho nên người ta bị ngáp nhiều lần[6]. Dương khítận, Âm khí thịnh thì mắt nhắm lại ngủ, Âm khí tận mà Dương khí thịnh thìthức dậy, nên châm tả kinh túc Thiếu âm bổ túc Thái dương[7]. Hoàng Đế hỏi: Con người bị chứng Uyết (nấc) do khí gì gây nên?[8]. Kỳ Bá đáp : Cốc nhập vào Vị, Vị khí rót lên trên đến Phế, nay cóHàn khí và tán cốc khí, tất cả đều quay về nhập vào Vị; Khí cũ và mớ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: