Danh mục

SÁCH LINH KHU - THIÊN 34: NGŨ LOẠN

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 104.42 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Hoàng Đế hỏi: "Kinh mạch có 12, phân biệt bằng ngũ hành, phân chia thành tứ thời, vậy nó bị thất như thế nào để thành loạn ? Nó đắc như thế nào để được trị ?"[1]. Kỳ Bá đáp : "Ngũ hành biến theo thứ tự của nó, bốn mùa thay đổi theo sự phân biệt rõ ràng, khi nào con người sống thuận với ngũ hành và tứ thời thì trị, sống nghịch là loạn"[2]. Hoàng Đế hỏi: "Thế nào gọi là sống tương thuận ?"[3]. Kỳ Bá đáp : "Con người có 12 kinh mạch là...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
SÁCH LINH KHU - THIÊN 34: NGŨ LOẠN SÁCH LINH KHU THIÊN 34: NGŨ LOẠN Hoàng Đế hỏi: Kinh mạch có 12, phân biệt bằng ngũ hành, phân chiathành tứ thời, vậy nó bị thất như thế nào để thành loạn ? Nó đắc như thế nàođể được trị ?[1]. Kỳ Bá đáp : Ngũ hành biến theo thứ tự của nó, bốn mùa thay đổitheo sự phân biệt rõ ràng, khi nào con người sống thuận với ngũ hành và tứthời thì trị, sống nghịch là loạn[2]. Hoàng Đế hỏi: Thế nào gọi là sống tương thuận ?[3]. Kỳ Bá đáp : Con người có 12 kinh mạch là để ứng với 12 nguyệt, 12nguyệt phân làm tứ thời, tứ thời gồm xuân thu, đông hạ[4]. Khí của chúngkhác nhau, khí doanh vệ lại sống nương theo với tứ thời, nếu Âm Dươngđược hòa, khí thanh và trọc không can phạm vào nhau, như vậy ắt sẽ thuậnmà thành trị[5]. Hoàng Đế hỏi: Thế nào gọi là nghịch và loạn ?[6]. Kỳ Bá đáp : Khi mà thanh khí ở tại Âm, còn trọc khí ở tại Dương,doanh khí thuận với mạch còn vệ khí lại nghịch hành, khí thanh và trọc cùngcan phạm vào nhau, loạn sẽ xảy ra ở giữa ngực, đó gọi là đại muộn ( bứt rứtlớn)[7]. Cho nên nếu khí loạn ở Tâm thì Tâm sẽ bị phiền, thích yên lặng, cúiđầu núp tránh nơi yên tĩnh[8]. Nếu khí loạn ở Phế sẽ bị hơi suyễn đến cúingửa, phải dùng tay ấn lên để thở[9]. Nếu loạn ở Trường Vị sẽ thành chứnghoắc loạn[10]. Nếu loạn ở cẳng tay và cẳng chân thì sẽ bị chứng tứ chi quyếtlãnh[11]. Nếu loạn ở đầu thì sẽ thành chứng quyết nghịch, đầu nặng, mắthoa, té xuống[12]. Hoàng Đế hỏi: Đối với chứng ngũ loạn, ta có phép châm không?[13]. Kỳ Bá đáp : Nó có con đường đến mà cũng có con đường ra đi, nếuta biết thẩm sát được con đường đi và đến ấy để châm, đó đáng được gọi làphép báu để giữ thân[14]. Hoàng Đế hỏi: Đúng thay ! Ta mong được nghe về cái đạo ( conđường ấy)[15]. Kỳ Bá đáp : Nếu khí ở tại Tâm, ta thủ huyệt Du của kinh thủ Thiếuâm và thủ Tâm chủ[16]. Nếu khí ở tại Phế, ta thủ huyệt Huỳnh của kinh thủThái âm, huyệt Du kinh túc Thiếu âm[16]. Nếu khí ở tại Trường Vị, ta thủhuyệt ở kinh túc Thái âm, Dương minh; nếu châm mà tà khí vẫn khôngxuống, ta thủ huyệt Tam Lý[17]. Nếu khí ở tại đầu, ta thủ huyệt Thiên Trụvà Đại Trữ; nếu không ứng, ta lại thủ huyệt Huỳnh và Du của kinh túc Tháidương[18]. Nếu khí ở tại tay và chân thì trước hết nên châm xuất huyết ở cáchuyết lạc, sau đó thủ huyệt Huỳnh và Du của kinh (thủ túc) Dương minh vàThiếu dương[19]. Hoàng Đế hỏi: Việc bổ tả phải thế nào ?[20]. Kỳ Bá đáp : Châm vào chậm, rút ra chậm, gọi là dẫn dắt khí, việc bổtả vốn vô hình cho nên tất cả đều nhằm bảo vệ cho được cái tinh khí, chứkhông phải các trường hợp châm trị đối với hữu dư và bất túc khác, mà chỉcần dẫn dắt khí đang nghịch nhau (trở lại hòa hoãn nhau) mà thôi[21]. Hoàng Đế nói: Xứng đáng thay cho cái Đạo (y) ! Rõ ràng thay chonhững lời lập luận (của y), Ta mong nội dung trên được ghi vào Ngọc bảngọi tên là Trị Loạn[22]. THIÊN 35: TRƯỚNG LUẬN Hoàng Đế hỏi: Mạch ứng với Thốn khẩu, như thế nào mới là mạchcủa bệnh trướng ? [1]. Kỳ Bá đáp : Mạch của Thốn khẩu đại kiên đến sắc, đó là thuộc mạchcủa bệnh trướng[2]. Hoàng Đế hỏi: Làm thế nào biết được chứng trướng của tạng hay phủ?[3]. Kỳ Bá đáp : Âm thuộc tạng, Dương thuộc phủ[4]. Hoàng Đế hỏi: Ôi ! Khí làm cho con người bị trướng, nó ở tronghuyết mạch ư ? Ở bên trong tạng phủ ư ?[5]. Kỳ Bá đáp : Cả 3 đều có, tuy nhiên chúng vẫn không phải là nơi ởcủa bệnh trướng[6]. Hoàng Đế hỏi: Ta mong được nghe về chỗ ở của bệnh trướng[7]. Kỳ Bá đáp : Ôi ! Bệnh trướng nằm ở bên ngoài của tạng phủ, dọctheo tạng phủ nhưng lại nở rộng ở vùng ngực và hông sườn, làm trướng ở b ìphu, cho nên gọi tên là trướng[8]. Hoàng Đế hỏi: Tạng phủ nằm bên trong lồng ngực, hông sườn, trongbụng, ví như những chiếc hộp tàng giữ những vật qúy báu vậy, chúng đều cóchỗ ở theo thứ lớp, khác tên nhau, nhưng lại cùng ở một nơi, một vùng, khícủa mỗi tạng phủ đều phát ra những chứng trạng khác nhau, ta mong đ ượcgiải thích về vấn đề trên[9]. Hoàng Đế nói: Ta chưa hiểu được ý của phu tử, xin hỏi tiếp[10]. Kỳ Bá đáp : Ôi ! Ngực và bụng là cái quách bên ngoài c ủa tạngphủ[11]. Chiên Trung là cung thành c ủa Tâm chủ[12]. Vị là cái kho lớn[13].Yết hầu và Tiểu trường có nhiệm vụ truyền đưa[14]. Ngũ khiếu của Vị đóngvai cổng, hẻm, cửa lớn, cửa nhỏ[15]. Huyệt Liêm Tuyền và Ngọc Anh là conđường đi của tân dịch[16]. Cho nên ngũ tạng và lục phủ đều có các bờ bến(giới hạn) của nó và do đó bệnh của nó cũng có những hình trạng riêngmình[17]. Doanh khí tuần hành theo mạch, vệ khí nghịch gây thành chứngmạch trướng[18]. Vệ khí nhập chung lại với mạch, tuần hành theo vùngphận nhục gây thành chứng phu trướng[19]. Nên thủ huyệt Tam Lý để tả, (tàkhí) ở cạn châm 1 lần, ở xa (sâu) châm 3 lần, khôn ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: