Danh mục

SÁCH LINH KHU - THIÊN 69: ƯU KHUỂ VÔ NGÔN

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 88.66 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Hoàng Đế hỏi Thiếu sư: "Con người mỗi khi có việc lo sợ và nổi giận 1 cách đột ngột, tiếng nói sẽ bị mất âm thanh, đó là do con đường khí đạo nào bị tắc nghẽn ? Hay là khí nào bị ngưng vận hành ? Khiến cho âm thanh không còn có thể phát ra được nữa ? Ta mong được nghe giải thích về nguyên nhân đã gây nên như thế ?”[1]. Thiếu sư đáp: “Yết hầu là con đường của thủy cốc, hầu lung là con đường lên xuống của khí, hội yếm là...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
SÁCH LINH KHU - THIÊN 69: ƯU KHUỂ VÔ NGÔN SÁCH LINH KHU THIÊN 69: ƯU KHUỂ VÔ NGÔN Hoàng Đế hỏi Thiếu sư: Con người mỗi khi có việc lo sợ và nổi giận1 cách đột ngột, tiếng nói sẽ bị mất âm thanh, đó là do con đường khí đạonào bị tắc nghẽn ? Hay là khí nào bị ngưng vận hành ? Khiến cho âm thanhkhông còn có thể phát ra được nữa ? Ta mong được nghe giải thích vềnguyên nhân đã gây nên như thế ?”[1]. Thiếu sư đáp: “Yết hầu là con đường của thủy cốc, hầu lung là conđường lên xuống của khí, hội yếm là của âm thanh, môi và miệng là cánhcửa của âm thanh, lưỡi là bộ máy của âm thanh, lưỡi gà là quan ải của âmthanh, kháng tảng là ranh giới nơi để cho khí ra vào, xương cuống lưỡi là nơiđể thần khí sai khiến làm cho lưỡi động và phát ra âm thanh[2]. Vì thế nếungười nào mà hốc mũi chảy nước mũi ra không ngừng, đó là do kháng tảngkhông mở ra, vùng ranh giới của khí phận bị trở ngại[3]. Nếu hội yếm nhỏmà mỏng, nó sẽ phát ra khí được nhanh, sự mở đóng được thuận lợi, conđường xuất ra khí tạo ra âm thanh cũng dễ dàng[4]. Nếu hội yếm to mà dàythì sự mở đóng khó khăn, con đường xuất khí ra bị trì trệ, do đó mà sẽ nóicà lăm[5]. Trường hợp mà 1 người nào đó bị mất tiếng nói 1 cách đột ngộtđó là do hàn khí ở khách tại hội yếm, làm cho âm thanh không thể từ hộiyếm để phát ra âm thanh, cho dù có phát ra được âm thanh thì âm thanh đócũng không thể thành ngôn ngữ 1 cách mạch lạc bình thường được, ngay nơicánh cửa của sự mở đóng, nó đã mất đi tác dụng, vì thế tiếng nói sẽ mất điâm thanh”[6]. Hoàng Đế hỏi: Phép châm trị bệnh này phải thế nào ?”[7]. Kỳ Bá đáp : Mạch khí của kinh túc Thiếu âm (Thận) đi từ chân lêntrên để buộc vào cuống lưỡi, liên lạc với hoành cốt (xương cuống lưỡi) vàchấm dứt ở hội yếm[8]. Phép châm trị là phải châm tả cả 2 kinh Thận, mạchNhậm và huyết mạch, như vậy mới bài trừ được trọc khí (ngoại cảm, hàntà)[9]. Mạch của hội yếm lên trên liên hệ với Nhậm mạch, vì thế ta thủ huyệtThiên Đột, sẽ khôi phục lại khí ở hội yếm để phát ra âm thanh trở lại”[10]. THIÊN 70: HÀN NHIỆT Hoàng Đế hỏi Kỳ Bá: Chứng hàn nhiệt lỗi (loa) lịch, thường sinh raở vùng cổ và nách, đây là do khí gì đã sinh ra ?”[1]. Kỳ Bá đáp : Đây là do độc khí của chứng thử lũ hàn nhiệt lưu lạitrong mạch rồi không đi nữa, gây ra”[2]. Hoàng Đế hỏi: Cách trị như thế nào ?”[3]. Kỳ Bá đáp : Cái gốc của chứng bệnh này đều do ở nội tạng[4]. Ngọncủa nó lên trên để xuất ra trong khoảng vùng cổ và nách, trường hợp nếu độckhí còn nổi lên ở kinh mạch mà vẫn chưa đi sâu vào vùng cơ nhục để hóathành máu và mủ, trường hợp này dễ chữa”[5]. Hoàng Đế hỏi: Phép trị liệu phải như thế nào ?”[6]. Kỳ Bá đáp : Xin đi từ gốc để dần lên đến ngọn, trên con đường nàyta làm thế nào để cho tà độc giảm dần, dừng lại sự phát tác của hàn nhiệt,nên thẩm xét con đường đi của tà độc trên kinh mạch nào, để từ đó chọnhuyệt châm trị[7]. Nên áp dụng phương pháp bổ tả bằng cách châm kim vàochậm, hoặc rút kim ra chậm nhằm xua đuổi tà độc đang uẩn súc bên trongnội tạng, nếu như những vết ấy nhỏ như hạt lúa mạch, ta châm 1 lần là có kếtquả, châm 3 lần là khỏi bệnh”[8]. Hoàng Đế hỏi: Làm thế nào để đoán được sự sống chết nặng hay nhẹcủa chứng bệnh ?”[9]. Kỳ Bá đáp : Ta lật mí mắt lên để nhìn xem bên trong, nếu bên trongmắt có những mạch máu đỏ từ trên xuống dưới xuyên qua đồng tử đó là tìnhhuống nguy hiểm[10]. Nếu chỉ có 1 đường mạch máu thì 1 năm sau sẽchết[11]; Nếu có 1 đường rưỡi mạch máu thì 1 năm rưỡi sau sẽ chết[12];Nếu có 2 đường mạch máu thì 2 năm sau sẽ chết[13]; Nếu có 3 đường mạchmáu thì 3 năm sau sẽ chết[14]; Còn như thấy có đường mạch máu mà khôngxuyên qua đồng tử thì có thể còn trị được”[15].

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: