Danh mục

SÁCH TỐ VẤN - Thiên hai mươi chín: THÁI ÂM DƯƠNG MINH

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 101.37 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Hoàng Đế hỏi: Thái Aâm, Dương minh làm biểu lý, cùng là mạch của Tỳ, Vị. Đến lúc sinh bệnh lại khác nhau, là vì sao? [1] Kỳ Bá thưa rằng: Aâm dương khác vị, thay đổi nhau thực hư, thay đổi nhau thuận nghịch, hoặc do bên trong phát ra, hoặc do bên ngoài phạm vào... Nơi phát sinh khác nhau nên bệnh danh cũng khác [2]. Hoàng Đế hỏi: Xin cho biết cái chỗ khác thế nào? [3] Kỳ Bá thưa rằng:Dương thuộc thiên khí, chủ về bên ngoài, âm thực địa khí chủ về bên trong...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
SÁCH TỐ VẤN - Thiên hai mươi chín: THÁI ÂM DƯƠNG MINH SÁCH TỐ VẤN Thiên hai mươi chín: THÁI ÂM DƯƠNG MINH Hoàng Đế hỏi: Thái Aâm, Dương minh làm biểu lý, cùng là mạch của Tỳ, Vị. Đếnlúc sinh bệnh lại khác nhau, là vì sao? [1] Kỳ Bá thưa rằng: Aâm dương khác vị, thay đổi nhau thực hư, thay đổi nhau thuậnnghịch, hoặc do bên trong phát ra, hoặc do bên ngoài phạm vào... Nơi phátsinh khác nhau nên bệnh danh cũng khác [2]. Hoàng Đế hỏi: Xin cho biết cái chỗ khác thế nào? [3] Kỳ Bá thưa rằng: Dương thuộc thiên khí, chủ về bên ngoài, âm thực địa khí chủ về bêntrong [4]. Dương đạo thời thực, âm đạo thời hư [5]. Nếu do tặc phong hư tàphạm vào, thời dương, nếu do ăn uống không chừng mực, khỏi cư khôngđiều độ, thời âm chịu đựng [6]. Dương chịu đựng thời vào sáu Phủ, âm chịu đựng thời vào năm Tàng[7]. Vào sáu Phủ thời mình nóùng, thường không thể nằm, hơi thở gấp vàkhó khăn [8]. Vào năm Tàng thời đầy nghẽn, bế tắc, ở dưới thành chứng, xôn tiết,lâu thành Trướng tích [9]. “Hậu” chủ về về thiện khí, “Yết” chủ về địa khí [10]. Dương chịu đựng phong khí, Aâm chịu đựng thấp khí [11]. Aâm khí từ chân dẫn lên đến đầu, rồi quay xuống theo cách tay đếnđầu ngón tay. Dương khí do từ nay dẫn lên đến đầu, rồi quay xuống đếnchân. Cho nên nóùi: bệnh thuộc dương, dẫn lên bộ phận trên, lâu rồi quaytrở xuống, bệnh thuộc âm, dẫn xuống bộ phận dưới, lâu rồi quặt trở lên [12]. Cho nên, bị thương vì phong, bộ phận trên mắc trước, bị thương vìthấp, bộ phận dưới mắc trước [13]. Hoàng Đế hỏi: Tỳ mắc bệnh mà tứ chi không cử động được, là vì sao? [14] Kỳ Bá thưa rằng: Tứ chi đều nhờ khí ở Vị, mà không thể tự dẫn đến kinh, phải nhờ Tỳmới dẫn đến được. Giờ Tỳ mắc bệnh, không thể vì Vị dẫn tân dịch, tứ chikhông được nhờ khí của thủy cốc, khí do đó kém sút, đ ường mạch khôngthông, cân, cốt, cơ, nhục đều không có khí để thấm nhuần, nên không cửđộng được [15]. Hoàng Đế hỏi: Tỳ không chủ về mùa nào, là vì sao? [16] Kỳ Bá thưa rằng: Tỳ thuộc Thổ, chủ về trung ương, thường do bốn mùa để phân tưởngvề bốn Tàng, mỗi Tàng đều ký trị mưới tám ngày, nên không riêng chủ vềmùa nào [17]. Tỳ, thường được tiếp xúc trước cái tinh khí của Vị, “thổ”, sinh ramuôn vật mà bắt chước sự biến hóa của trời đất, nên trên dưới tới khắp cảđầu và chân, mà không chuyên chủ một mùa nào [18]. Hoàng Đế hỏi: Tỳ với Vị, chỉ nhờ lượt da vàng (mạc) để cùng liền với nhau, thế màlại vì Vị dẫn hành được tân dịch, là vì sao? [19] Kỳ Bá thưa rằng: Túc Thái âm thuộc về Tam âm, mạch của nóù suốt từ Vị, liền sangTỳ, chằng lên họng (ách), cho nên Thái âm mới hành khi tới cả tam âm [20]. Dương minh thuộc biểu, nóù là cáo bể của năm Tàng sáu Phủ, cũnggọi là Tam dương. Tàng và Phu đều nhận kinh mạch của mình để tiếp thụkhi ở Dương minh, vì thế nên mới có thể vì Vị dẫn hành tân dịch [21]. Thiên ba mươi: DƯƠNG MINH MẠCH GIẢI Hoàng Đế hỏi: Túc Dương minh mạch mắc bệnh, ghét người với lửa, nghe tiếng gỗthời giật mình sợ hãi... Chuông trống không sợ, mà lại sợ tiếng gỗ, là vì sao?[1] Kỳ Bá thưa rằng: Dương minh tức là Vị mạch. Vị thuộc thổ, nghe tiếng gỗ thời sợ hãiđó là vì thổ ghét mộc [2]. Sao lại ghét lửa? [3] Dương minh chủ về nhục, mạch của nóù huyết khí đều thịnh, tà khíphạm vào thời nhiệt, nhiệt quá nên ghét lửa [4]. Sao lại ghét người? [5] Dương minh quyết thời suyễn mà uất, vì uất nên ghét người [6]. Hoặc có người suyễn mà chết, lại có người suyễn mà sống, là vì sao?[7]. Quyết nghịch, chứng liền với Tàng thời chết, liền với Kinh thời chết(Mạch của Thái âm, vòng quanh Vị, Lạc của Dương minh thông với Tâm.Như nhiệt tà quyết nghịch ở trên, phạm vào kinh mạch của Tâm, Phế, gâynên chứng suyễn, uất thời sống; nếu phạm thẳng vào Tâm, Phế thời chết)[8]. Hoàng Đế hỏi: Có chứng bệnh nặng, cởi bỏ áo mà chạy, trèo lên nơi cao mà hát, hoặccó khi không ăn tới vài ngày, lại trèo qua tường, leo lên nóùc nhà. Nhữngnơi leo trèo đó, đều không phải những nơi lúc vô bệnh có thể lên được. Thếmà giờ ốm, lại lên được, là vì sao? [9] Kỳ Bá thưa rằng: Tứ chi là cái gốc của mọi dương khí. Dương khí thịnh thời tứ chi“thực”, vì “thực nên mới lên được nơi cao” [10]. Cởi bỏ áo là vì sao? [11] Nhiệt quá ở mình, nên cởi bỏ áo để chạy [12]. Nóùi càn chửi bậy, không kể gì thân sơ, là vì sao? [13] Vì dương thịnh nên sinh ra nóùi bậy chửi càn, không kể thân sơ, màkhông muốn ăn, vì không muốn ăn nên chạy càn (1) [14]. ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: