Ði đâu xa tôi vẫn nhớ những con hẻm nhỏ của Sài-gòn. Tôi đã may mắn được đi hết năm châu bốn biển, nhưng chưa thấy quốc gia nào có những con hẻm nhỏ như ở Sài Gòn. Ở Hồng Kông chỉ có những tòa nhà chọc trời, những đường xe điện ngầm "xuyên bang", với hàng quán shopping tấp nập như một thành phố bên dưới một thành phố, không cách chi tìm được một con hẻm nhỏ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sài Gòn, những con hẻm nhỏ Sài Gòn, những con hẻm nhỏÐi đâu xa tôi vẫn nhớ những con hẻm nhỏ của Sài-gòn. Tôi đã may mắn được đi hết nămchâu bốn biển, nhưng chưa thấy quốc gia nào có những con hẻm nhỏ như ở Sài Gòn. ỞHồng Kông chỉ có những tòa nhà chọc trời, những đường xe điện ngầm xuyên bang,với hàng quán shopping tấp nập như một thành phố bên dưới một thành phố, không cáchchi tìm được một con hẻm nhỏ.Ở Thái Lan có những đêm tôi tò mò thả bộ suốt đêm để tìm hiểu dân tình và... đường xá.Những con hẻm ở Băng-Cốc so với Sài Gòn là những con hẻm lớn. Ở Cam-pu-chia cóthể là có những con hẻm gần giống với Sài Gòn, nhưng vẫn khó tìm ra được những conhẻm nhỏ. Nói có thể vì tôi chưa sống qua một thời gian lâu dài ở nước này, nơi màngay cả nhiều người Cam-bốt kiều (?) cũng không dám về, do tình hình bất an với mexanh me đỏ - Khờ Me xanh, Khờ Me đỏ - cộng thêm sự tranh chấp dữ dội giữa chánhquyền Hunsen và Shihanouk. Tôi cũng tò mò tìm vào những xóm nhỏ, nhưng tựu trungchúng vẫn là những con hẻm lớn hơn so với những con hẻm Sài-gòn, dù là rất dơ bẩn,nước sình bùn chảy dài trong khi dân cư họp chợ ngồi chồm hổm lổng nhổng trên mặtnước. Ở Băng Cốc cũng có những khu chợ sình ngập đến gần mắt cá, mang dép bước vàolà hai bàn chân ngập sình đen ngòm. Nhưng vẫn không tìm được những con hẻm nhỏ.Khi trước nhà tôi ở quận Ba, trong hẻm Niệm Phật Ðường Huệ Quang ngó ra đườngPhan Ðình Phùng, sau này đổi tên thành đường Nguyễn Ðình Chiểu. Hẻm này thông ramột cái chợ gần trường tiểu học Bàn Cờ. Cái chợ này sáng sớm đã ồn ào, với những hàngxôi, chè, bánh mì, chè, cháo, bánh xèo, bánh cuốn, bánh mì hấp, bánh bèo v.v... Mỗi sángtôi thường ra đây làm gói xôi hoặc khúc bánh mì. Gọi là khúc chứ không phải ổ, vì ổbánh mì rất dài và ốm, được cắt thành từng khúc bán cho người ăn sáng. Hôm nào có tiềnthì ăn bánh mì ba-tê, thiếu tiền thì chỉ mua khúc bánh mì chan nước cá cũng xong bữađiểm tâm. Gần chợ là trường tiểu học Bàn Cờ. Từ đây đi bọc ra sau là khu Cư xá ÐôThành dẫn ra đường Phan thanh Giản, gần đó là bệnh viện Bình Dân, bên kia đường xíchvề phía Lê văn Duyệt là trường Văn Học của nhà thơ Nguyên Sa. Hầu hết những con hẻmnày là những đường hẻm cỡ trung bình, đủ cho xe ba gác đi lọt . Nhưng nối liền nhữngcon hẻm trong khu Niệm Phật Ðường Huệ Quang là những đường hẻm rất nhỏ, có khi chỉmột xe Honda đi vừa, hoặc chỉ vừa đủ cho hai xe đạp đi ngược chiều nhau .Lại có những đường hẻm rất nhỏ chỉ đủ cho một xe đạp hay một người đi .Từ hẻm Niệm Phật Ðường Huệ Quang, có một hẻm nằm ngang, thông ra đến ngoàiđường Phan Ðình Phùng gần trường Ô-Ro, cái tên chúng tôi vẫn dùng để gọi mộttrường tiểu học khá nổi tiếng gần ngã tư Phan Ðình Phùng - Cao Thắng. Hẻm này khánhỏ và lắt léo, cong cong quẹo quẹo . Ðầu hẻm chỗ đâm ra đường Phan Ðình Phùng cómột nhà thuốc Tây, nơi tôi vẫn thường đến mua thuốc trụ sinh để trị bệnh mũi kinh niêncủa mình, mua riết đến nỗi bà dược sĩ quen nhẵn mặt. Khúc đầu hẻm bề ngang chỉ đủ cho2 xe Honda đi ngược chiều nhau. Nhìn xéo qua bên kia đường là nhà sách Thanh Bình.Ði xích xuống về phía đường Cao Thắng là nhà bảo sanh Hồng Ðức. Cạnh nhà bảo sanhlại có một con hẻm nhỏ, bề ngang chỉ vừa đủ cho 2 chiếc Honda đi song song, hoặc đingược chiều một cách chật vật. Ở đầu hẻm, một bên là nhà bảo sanh Hồng Ðức, một bênlà Nhà vẽ Văn Phong, cũng là nhà của Quy, một thằng bạn từ tiểu học.Con hẻm này đi suốt vào đến tận cùng là nhà của Mai, một thằng bạn tiểu học khác. Thờitiểu học, tôi vẫn thường đi suốt con hẻm này vào nhà Mai, trước nhà có một cái sân ximăng vừa đủ chơi, phía trên là một cái cây lớn có tàn che mát những hôm trời nắng.Từ con hẻm này, lại có con hẻm nhỏ đâm ngang, thông ra một con đường không tên.Trên giấy tờ đường này cũng là một con hẻm, nhưng lại khá lớn, đủ rộng cho xe chạy haichiều, kể cả xe hơi và xe ba gác, nên chúng tôi vẫn kêu nó là con đường. Ðầu đường méPhan đình Phùng có tiệm giò chả Thanh Hương. Giữa đường là nhà mướn của nhà vănNguyễn Ðình Thiều, đầu đường mé Trần Quí Cáp là một đồn lính Ðại Hàn. Con đườngnày nối liền hai đường Phan Ðình Phùng và Trần Quí Cáp. Mé đầu đường gần đồn línhÐại Hàn lại có một con hẻm nằm ngang, đầu hẻm trông như cái hầm, trong hầm có xebán thức ăn. Hẻm này thông ra một con đường khác cũng nối liền Phan Ðình Phùng vàTrần Quí Cáp. Ðầu đường chỗ Trần quí Cáp là tiệm cá hấp Tám Lọ, đối diện là trườngtiểu học Minh Chánh. Cái hẻm ngang này khá lớn, bề ngang đủ cho ba xe Honda đisong song, hoặc hai xe đi ngược chiều thoải mái, nhưng khúc giữa tóp lại, chỉ đủ cho mộtxe đi lọt. Tôi và Mai thường hay đi xuyên con hẻm này, vì gần chỗ Tám Lọ là một tiệmđá banh bàn, bề ngang tiệm chỉ vừa đủ đặt một bàn banh và đủ chỗ cho một thằng học tròốm yếu như tụi tôi đi lách qua, lưng ép sát vào tường. Chiều dọc tiệm banh đủ đặt bốn cáibàn. Ở cuối tiệm lúc nào cũng có bà chủ người Trung mặc bộ đồ bà ba ngồi đổi tiền giấyra tiền cắc cho chúng tôi đá banh. Tôi và Mai đã từng say mê đ ...