Thông tin tài liệu:
99% vai trò lãnh đạo không phải ở vị trí đứng đầu mà từ vị trí giữa của tổ chức, mà mỗi tổ chức chỉ có duy nhất một người lãnh đạo. Phải làm gì nếu bạn không phải người duy nhất?
John C. Maxwell chuyên gia bậc thầy về nghệ thuật lãnh đạo với trên 13 triệu bản sách bán ra trên khắp hành tinh chia sẻ. Theo ông có rất nhiều nhà lãnh đạo đang ngộ nhận về mình, điều này đã ảnh hưởng rất lớn đều hiệu quả của công việc. Trong lịch sử, có những lãnh đạo...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sai lầm của nhà lãnh đạo
Sai lầm của nhà lãnh đạo
99% vai trò lãnh đạo không phải ở vị trí đứng đầu mà từ vị trí giữa của tổ chức,
mà mỗi tổ chức chỉ có duy nhất một người lãnh đạo. Phải làm gì nếu bạn không
phải người duy nhất?
John C. Maxwell chuyên gia bậc thầy về nghệ thuật lãnh đạo với trên 13 triệu bản
sách bán ra trên khắp hành tinh chia sẻ. Theo ông có rất nhiều nhà lãnh đạo đang
ngộ nhận về mình, điều này đã ảnh hưởng rất lớn đều hiệu quả của công việc.
Trong lịch sử, có những lãnh đạo tiêu biểu như William Wallace chỉ huy các chiến
binh chống lại sự đàn áp của quân đội Anh. Winston Churchill chống lại sự đe dọa
của Đức Quốc Xã khi gần như toàn bộ châu Âu sụp đổ. Mahatma Gandhi dẫn đầu
đoàn diễu hành tới bờ biển để phản đối Đạo luật Thuế muối. Mary Kay Ash tự
sáng lập một tập đoàn tầm cỡ thế giới. Martin Luther King Jr. là một trong những
nhà lãnh đạo giúp tổ chức cuộc diễu hành đến Washington vì việc làm và tự do
năm 1963, ông đã đứng trước Đài tưởng niệm Lincoln đọc bài diễn văn I Have a
Dream (Tôi có một giấc mơ), được xem là một trong những bài diễn văn được yêu
thích nhất và được trích dẫn nhiều nhất trong lịch sử nước Mỹ.
Những nhân vật này đều là những lãnh đạo vĩ đại có ảnh hưởng đến hàng trăm
nghìn, thậm chí hàng triệu người. Nhưng những điển hình này đã gây ra những
ngộ nhận. Trên thực tế, 99% vai trò lãnh đạo không phải ở vị trí đứng đầu mà từ vị
trí giữa của tổ chức. Mỗi tổ chức thường chỉ có duy nhất một người lãnh đạo. Vậy
bạn phải làm gì nếu không phải người duy nhất?
Gần 30 năm thuyết giảng về nghệ thuật lãnh đạo, hầu như trong buổi hội thảo nào
cũng có người tới gặp tôi và nói: “Tôi rất thích những điều ngài giảng về nghệ
thuật lãnh đạo, nhưng tôi không thể áp dụng chúng. Tôi không phải là lãnh đạo
chủ chốt. Tôi đang làm việc cho một người có trình độ… cùng lắm là loại trung
bình”, ông nói.
Bạn cũng đang ở vị trí đó? Bạn đang ở vị trí nào trong tổ chức? Bạn không phải là
nhân viên dở nhất, nhưng cũng không phải là người đứng đầu. Dù vậy, bạn lại
muốn lãnh đạo và đóng góp cho tổ chức.
Bạn không nên cảm thấy đau khổ vì hoàn cảnh hay chức vị của mình. Bạn cũng
không cần phải trở thành CEO để lãnh đạo hiệu quả. Bạn có thể học cách gây ảnh
hưởng thông qua vai trò lãnh đạo dù cấp trên của bạn không phải là nhà lãnh đạo
giỏi. Bí quyết ở đây là gì? Bằng cách trở thành nhà lãnh đạo 360 độ, bạn học
được cách phát triển tầm ảnh hưởng của mình dù ở bất kỳ vị trí nào trong tổ chức
và học cách lãnh đạo cấp trên, đồng cấp và cấp dưới.
Không phải ai cũng biết cách gây ảnh hưởng tới mọi người ở các vị trí khác nhau -
cấp trên, đồng cấp và cấp dưới. Một số người lãnh đạo các thành viên trong nhóm
rất giỏi, song lại thờ ơ với các lãnh đạo ở các phòng ban khác. Một số người xây
dựng mối quan hệ tốt đẹp với sếp, nhưng không có chút ảnh hưởng nào tới cấp
dưới. Vài người có thể được lòng hầu hết mọi người, nhưng lại chẳng làm nên trò
trống gì. Ngược lại, có những người làm việc rất năng suất song không thể hòa
hợp với bất cứ ai. Nhà lãnh đạo 360 độ không giống ai trong số những người này.
Chỉ có nhà lãnh đạo 360 độ mới có thể ảnh hưởng tới mọi người ở tất cả các cấp
trong tổ chức. Bằng cách giúp đỡ người khác, họ giúp đỡ chính mình.
Tới đây, bạn có thể phản ứng: “Lãnh đạo mọi người ở các vị trí khác nhau - Nói
bao giờ chẳng dễ hơn làm!” Việc này quả là khó khăn nhưng không phải là bất khả
thi. Trên thực tế, ai cũng có thể trở thành nhà lãnh đạo 360 độ miễn là có khả năng
lãnh đạo ở mức trung bình trở lên và sẵn sàng cố gắng hết sức để làm được điều
đó. Vậy nên, ngay cả khi bạn đánh giá bản thân chỉ ở mức điểm 5 hoặc 6/10, bạn
vẫn có thể cải thiện khả năng lãnh đạo, mở rộng tầm ảnh hưởng đến những người
xung quanh và ở bất cứ vị trí nào trong tổ chức.
Muốn lãnh đạo mọi người ở các vị trí khác nhau, bạn phải học ba kiểu kỹ năng
lãnh đạo. Bạn có thể đã cảm nhận được việc mình lãnh đạo cấp trên, đồng cấp và
cấp dưới như thế nào. Nhưng, tôi vẫn muốn bạn đánh giá các kỹ năng đó chính xác
hơn để điều chỉnh đúng đắn hướng phát triển kỹ năng lãnh đạo của bản thân.
Trước khi đọc tiếp cuốn sách này, tôi khuyên bạn đánh giá kỹ năng lãnh đạo của
bản thân dựa trên bản đánh giá trên trang web (360-Degreeleader.com). Các câu
hỏi trực tuyến mà chúng tôi đưa ra khá đơn giản, dễ hiểu, yêu cầu bạn đánh giá
bản thân trong những vấn đề liên quan đến năng lực lãnh đạo của một trong ba
lĩnh vực. Bạn sẽ biết được ưu điểm, nhược điểm của mình khi thực hành từng kiểu
kỹ năng. Tuy nhiên, trước khi học các kỹ năng này, chúng ta nên bắt đầu với bảy
ngộ nhận của những người lãnh đạo từ vị trí giữa của tổ chức.
Ngộ nhận về chức vị: Tôi không thể lãnh đạo nếu tôi không đứng đầu”.
Theotôi, ngộ nhận số một của mọi người về vai trò lãnh đạo là: Chức vị hay chức
danh tạo ra vai trò lãnh đạo. Quan điểm này hoàn toàn sai lầm. Bạn không cần
đứng đầu một nhóm, một phòng ban hay một tổ chức để lãnh đạo. Nếu bạn nghĩ
mình cần đứng đầu, thì bạn thuộc nhóm người ngộ nhận về chức vị.
V ...