Sạm da và cách điều trị
Giới thiệu Nhiễm khuẩn là một trong những nguyên nhân gây sạm da. Sau viêm nhiễm, da bị tăng sắc tố, trở nên xanh xám, nâu. Hiện tượng này sẽ dần biến mất, nhanh hay chậm tuỳ vào độ sâu của vết thương. Bình thường, chỗ da trên cơ thể có ánh sáng mặt trời chiếu vào nhiều sẽ sẫm màu một cách đồng đều. Trong chứng sạm da có sự xuất hiện những nốt hay mảng màu sẫm hơn xung quanh. Đó là tình trạng tăng nhiễm sắc tố. Bệnh không nguy hiểm nhưng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sạm da và cách điều trị
Sạm da và cách điều trị
Giới thiệu
Nhiễm khuẩn là một trong những nguyên nhân gây sạm da. Sau viêm nhiễm, da
bị tăng sắc tố, trở nên xanh xám, nâu. Hiện tượng này sẽ dần biến mất, nhanh hay
chậm tuỳ vào độ sâu của vết thương.
Bình thường, chỗ da trên cơ thể có ánh sáng mặt trời chiếu vào nhiều sẽ sẫm
màu một cách đồng đều. Trong chứng sạm da có sự xuất hiện những nốt hay mảng
màu sẫm hơn xung quanh. Đó là tình trạng tăng nhiễm sắc tố. Bệnh không nguy hiểm
nhưng là mối quan tâm không nhỏ về mặt thẩm mỹ của nhiều người.
Sự khác nhau về màu da ở con người liên quan đến số lượng melanin,
oxyhemoglobin, hemoglobin khử và caroten. Melanin là sắc tố chủ yếu tạo nên màu
da, tóc và mắt. Nó cũng là lá chắn làm giảm tác hại của tia cực tím đối với da, ngăn
ngừa các phản ứng viêm da do ánh nắng.
Sạm da có thể toàn thân hay khu trú. Da có thể nhẵn hay xù xì, lan tỏa hay từng
mảng, có màu nâu vàng (nám da), cà phê sữa hay đen, kèm ngứa hay triệu chứng của
các bệnh khác.
Nguyên nhân gây sạm da
Do rối loạn sắc tố, di truyền: Da của bệnh nhân có chỗ bị đen, có nhiều nốt ruồi
đen, bớt bẩm sinh, vết chàm trên môi, mặt, ngón tay. Đơn cử là bệnh u xơ thần kinh -
một bệnh di truyền trội, xuất hiện từ lúc 3 tuổi. Thương tổn da chủ yếu ở thân mình, tứ
chi. Đó là các dát màu nâu, hơi vàng hay cà phê sữa, kích thước mảng 1-1,5 cm, có
trên 6 mảng, kèm theo nhiều u xơ nhỏ, có chân dính với da, đặc biệt chỉ khu trú ở phần
trên cơ thể, kèm theo là triệu chứng của u tuyến cận giáp.
Nguyên nhân nội tiết: Ở bệnh suy thượng thận kinh diễn hai bên, 94% trường
hợp có sạm da. Chỗ da tiếp xúc với mặt trời bị sạm lan tỏa, không đồng đều, da khô,
xỉn, kém đàn hồi, niêm mạc sẫm. Các biểu hiện khác: yếu cơ toàn thân, mau mệt mỏi,
huyết áp hạ (tối đa 85-90 mmHg). Bệnh nhân chán ăn, buồn nôn, đau bụng từng cơn,
gầy nhanh, suy kiệt. Sạm da còn có thể do rối loạn chức phận tuyến yên, tuyến sinh
dục. Sự thay đổi nội tiết cũng gây sạm da ở hụ nữ có thai. Sau khi sinh, bệnh sẽ bớt
hoặc khỏi, nhưng cũng có khi tồn tại vĩnh viễn.
Nguyên nhân chuyển hóa: Biểu hiện ở bệnh nhiễm sắc tố sắt do bị ứ đọng quá
mức chất sắt trong cơ thể, nhất là ở gan và các tổ chức, trong đó có da. Sạm da cũng
hay gặp ở người xơ gan, đái tháo đường.
Nguyên nhân dinh dưỡng: Bệnh nhân suy dinh dưỡng trường diễn thường có
các dát màu nâu bẩn ở khắp thân mình. Hiện tượng này cũng gặp ở các bệnh giảm
protein, viêm cầu thận mạn, viêm đại tràng mạn, hội chứng giảm hấp thu, đôi khi tóc
biến đổi thành màu đỏ nâu. Trong bệnh thiếu vitamin B12, tóc có màu nâu xám, da
tăng sắc tố ở các khớp nhỏ của bàn tay.
Nguyên nhân hóa học: Bệnh hắc tố Riehl gặp ở những công nhân tiếp xúc với
các sản phẩm dầu lửa, hắc ín, những người nội trợ dùng bếp ga, dầu hỏa; thường gặp ở
lứa tuổi 30. Da sạm khi ra nắng, có hiện tượng ngứa nhẹ. Bắt đầu sạm da ở mặt, trán,
thái dương, gò má, cằm, chi trên, bụng, ngực, chi dưới; lúc đầu sẫm, sau đó có màu
đen, là những chấm hay mảng đen, da thô ráp. Bệnh nhân kém ăn, nhức đầu, gầy sút,
suy nhược, nhịp tim chậm.
Bệnh thường kéo dài, khó chữa. Sạm da cũng gặp ở những người lạm dụng hóa
mỹ phẩm như kem bôi có hydroquinon; người dùng hóa trị liệu lâu ngày, dùng thuốc
tránh thai, thuốc chống sốt rét, tetraxyclin.
Nguyên nhân lý học: Tổn thương da trong các chấn thương cơ học hay do bỏng,
nóng, do tia tử ngoại... Thường sạm da khu trú ở những nơi tiếp xúc với các yếu tố
trên, có khi là giảm sắc tố.
Nguyên nhân khối u: Các u ác tính ở giai đoạn cuối có thể làm da tăng sắc tố, có
màu xanh đen. Các dát màu nâu, mịn như nhung, vị trí thường ở nách. Bệnh thường
kết hợp với các ung thư biểu mô đường tiêu hóa, hô hấp.
Điều trị sạm da
Melanin có thể bị nhạt hoặc mất màu bởi các chất oxy hóa khử mạnh như oxy
già, thuốc tím, vitamin C. Ngoài việc điều trị nguyên nhân, tránh tiếp xúc với các yếu
tố gây bệnh, ta còn có thể điều trị bằng vitamin C liều cao, Methionin, vitamin nhóm
B, điều trị các bệnh tiêu hóa, an thần.
Có thể dùng điện thủy châm các huyệt can du, phế du, thận du bằng vitamin
B12, vitamin H3, Novocain 1%. Điều trị 1-3 lần/tuần, mỗi đợt 2-3 tháng. Kết quả điều
trị tốt 28%, vừa 41%, không khỏi 26%. Cách tốt nhất là khi bị sạm da, bệnh nhân phải
đi khám bác sĩ chuyên khoa để xác định đúng nguyên nhân để được điều trị và phòng
bệnh đúng cách.
...