Danh mục

Sấm động Xương Giang

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 254.50 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (10 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Năm 1427- Đinh Mùi tháng Giêng, Tuyên Đức ngự ngai rồng mà ngỡ như ngồi trên than đỏ. Chẳng là thành Đông Quan đã bị quân Nam vây chặt. Cửa Đông, Thiếu uý là Lê Khả chốt chặn. Cửa Tây, Thái giám Lê Chửng khống chế. Cửa Bắc, Thiếu uý Lê Triện bịt lối. Cửa Nam, Tư đồ Lê Lễ rào kín. Con mèo con chó cũng khó có thể chui ra khỏi thành còn nói chi đến quân tướng của Vương Thông. Đối luỹ với thành Đông Quan, phía bắc sông Cái là Hành dinh tiền phương của Bình...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sấm động Xương Giang Sấm động Xương Giang TRUYỆN NGẮN CỦA PHẠM THÁI QUỲNHNăm 1427- Đinh Mùi tháng Giêng, Tuyên Đức ngự ngai rồng mà ngỡ như ngồi trên thanđỏ. Chẳng là thành Đông Quan đã bị quân Nam vây chặt. Cửa Đông, Thiếu uý là Lê Khảchốt chặn. Cửa Tây, Thái giám Lê Chửng khống chế. Cửa Bắc, Thiếu uý Lê Triện bịt lối.Cửa Nam, Tư đồ Lê Lễ rào kín. Con mèo con chó cũng khó có thể chui ra khỏi thành cònnói chi đến quân tướng của Vương Thông.Đối luỹ với thành Đông Quan, phía bắc sông Cái là Hành dinh tiền phương của BìnhĐịnh Vương. Nơi đây có hai cây bồ đề xanh tốt. Vì vậy, nghĩa quân gọi dinh này là dinh“Bồ Đề”, cho dù dinh dựng trên đất thôn Phú Hựu. Phía trước Hành dinh, Ngài dựng lầuchín tầng quan sát động tĩnh của giặc. Đêm ngày, Lê chúa ngự trên tầng chót vót. Nhãnquan lướt sóng đại giang rọi thấu sào huyệt giặc Minh. Quan Hành khiển túc trực ở tầngáp sát nhận lệnh hành sự.Một bữa nọ, thấy sắc diện Nguyễn Trãi không hồng hào như trước, Lê Lợi lo lắm. Mưuthần số một mà suy kiệt thì nguy. Là người từng trải, Lê chúa bèn ngó tới mâm cơm củaquan Hành khiển. Quả nhiên, mâm cơm do Nguyễn Chất đảm nhiệm kém mâm cơm dongự thiện phòng lo liệu. Bình Định Vương liền truyền Tổng quản Thái giám tới:- Ông kén một tú nữ hiền thục, biết chút chữ nghĩa lo cơm nước cho quan Hành khiển.Tổng quản Thái giám cúi đầu giây lát:- Bẩm chúa công, quan Hành khiển đã xấp xỉ ngũ tuần. Vậy phải kén người tuổi tác baonhiêu cho phải phép?Lê Lợi xẵng lời:- Phải phép cái gì? Tú nữ nào xứng với quan Hành khiển hẳn là ông phải rõ chứ?Tổng quản Thái giám vái chào, vội cất bước. Mấy ngày sau, ông ta đưa tú nữ mười bảytuổi tới yết bái Bình Định Vương. Dáng vẻ kiều diễm của Mai Hương khiến Lê chúa vừaý. Ngài hỏi tú nữ đôi điều. Mai Hương khiêm nhường, ứng đối rất phép tắc. Bình ĐịnhVương hài lòng lắm. Ngài cho Tổng quản Thái giám lui, truyền quan Hành khiển tới.Nguyễn Trãi khoan thai bước vào Đại Nghĩa đường, cúi đầu thi lễ trước Bình ĐịnhVương. Ánh mắt trong sáng của Mai Hương hướng tới quan Hành khiển. Nàng khẽ cúiđầu. Lê chúa truyền Nguyễn Trãi an toạ rồi ôn tồn:- Nguyễn Chất bếp núc chưa giỏi nên khanh chưa có những bữa cơm ngon miệng. Từnay, tú nữ kia ngày lo cơm nước đêm lo buông màn cho khanh.Khước từ ân sủng của chúa là dại dột. Nhưng nhận ân tứ của chủ mà phải đèo bòng thêmthiếu nữ trẻ đẹp là chuốc lấy rắc rối. Bọn võ biền hẹp hòi hẳn sẽ đặt điều. Nguyễn Trãitrầm tư giây lát rồi niềm nở:- Tạ ơn minh công đã hạ cố. Có điều, việc giải chiếu buông màn cho thần nơi duy áckhông ai thay được người em họ. Thần nhờ hiền nữ việc bếp núc. Nguyễn Chất đưa cơmtới đây. Hiền nữ bớt vất vả là thuận nhất.Hiểu ý tứ sâu xa của Nguyễn Trãi, Bình Định Vương cả cười:- Mưu sĩ đúng là mưu sĩ. Ta chiều ý khanh vậy. ***Năm Đinh Mùi tháng 2, tên tiểu tướng họ Tăng trong thành Tam Giang hàng phục nghĩaquân. Công thành là hạ sách. Tư tưởng này của Nguyễn Trãi được Lê Lợi tôn trọng. Ngàibèn sai quan Hành khiển dẫn tên hàng tướng đi chiêu dụ giặc ở Tam Giang. Trước ngàyNguyễn Trãi khởi hành, Lê Lợi hỏi:- Chuyến đi này, khanh có cho tú nữ đi theo không?Nguyễn Trãi đã có chủ ý bèn thưa:- Tâu minh công, vào đất giặc thần không cho nàng ấy đi theo.Lê Lợi cười:- Khanh e đất giặc nguy hiểm hay e chuyện khác? Vì đại nghĩa, khanh không phải e điềugì cả. Tú nữ đi theo, khanh mới có bữa cơm ngon. Ngày thuyết hàng, khanh cho tú nữtham dự. Trang sức của tú nữ phải đẹp. Có điều, tú nữ chỉ dự thính không dự đàm.Thoáng chút suy nghĩ, Nguyễn Trãi hỏi:- Thưa minh công, có phải Ngài cho giặc thấy nghĩa quân không chỉ có “tuấn kiệt” màcòn có “nữ kiệt”?- Đúng vậy, nhưng còn có ý khác nữa. Đó là việc đàn bà trong đoàn sứ thần khiến chúngkhông thể không bẽ mặt...Năm người tháp tùng quan Hành khiển vào Tam Giang. Mai Hương trang phục lộng lẫyđẹp như tiên giáng trần. Bọn giặc ngỡ ngàng bởi mặt hoa da phấn mà dám dấn thân vàonơi sống chết chỉ cách nhau trong gang tấc. Cuộc dụ thuyết diễn ra. “Nữ kiệt” không hérăng, cứ như pho tượng hồng ngọc trước bầy sói. Ánh mắt tên chủ tướng thành TamGiang lộ vẻ bất an. Nguyễn Trãi dấn tới, nói: “Vương Thông đã kề cận bại vong. Ngoancố giữ thành đổ thêm máu là vô nghĩa. Thức thời mới là tuấn kiệt. Ba mươi sáu kế thì hạgiáo là thượng sách”. Chủ tướng giặc là kẻ từng trải, kín kẽ nên bộc bạch rất khôn ngoan:“Tình thế hai bên đã bày ra trước mắt. Tướng giữ thành phải làm gì và làm như thế nào,bản chức tự biết cân nhắc”.Trên đường về nhân lúc đi gần Nguyễn Trãi, Mai Hương hỏi nhỏ:- Thưa quan Hành khiển, ngài có cho phép tiểu nữ được hỏi một điều không?- Có gì mà phải cho phép? Nàng muốn hỏi điều gì cứ hỏi.- Thưa, điều gì khiến ngài sợ nhất?Lặng đi giây lát, Nguyễn Trãi đáp:- Bản chức sợ nhất là mất lòng dân. Còn nàng, điều gì khiến nàng phải sợ?- Thưa ngài, tiểu nữ sợ nhất là vô tình.Nhận ra ý tứ của Mai Hương, ...

Tài liệu được xem nhiều: