Danh mục

Sản phẩm du lịch làng ven biển Gò Cỏ (Quảng Ngãi) dưới góc nhìn phát triển du lịch bền vững

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 248.35 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (12 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Sản phẩm du lịch làng ven biển Gò Cỏ (Quảng Ngãi) dưới góc nhìn phát triển du lịch bền vững" tập trung phân tích các sản phẩm du lịch của làng Gò Cỏ dựa theo các nguyên tắc chung - ba trụ cột của phát triển du lịch bền vững (kinh tế - văn hóa xã hội - môi trường). Kết quả nghiên cứu đã phát hiện những kết quả rất đáng khích lệ về nỗ lực của hợp tác xã du lịch cộng đồng làng Gò Cỏ trong việc bảo vệ môi trường, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, phát triển kinh tế địa phương, mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sản phẩm du lịch làng ven biển Gò Cỏ (Quảng Ngãi) dưới góc nhìn phát triển du lịch bền vững SẢN PHẨM DU LỊCH LÀNG VEN BIỂN GÒ CỎ (QUẢNG NGÃI) DƯỚI GÓC NHÌN PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Trần Thị Tuyết Sương1 Tóm tắt: Làng Gò Cỏ (thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi) là một điểm du lịch cộng đồng đã được công nhận danh hiệu OCOP 3 sao với nhiều tài nguyên du lịch đặc sắc. Hợp tác xã du lịch cùng với cộng đồng địa phương đã biết khai thác các nguồn lực sẵn có để tạo ra một không gian du lịch độc đáo, nơi du khách có thể trải nghiệm để nâng cao nhận thức về các giá trị tự nhiên, lịch sử và văn hóa của vùng đất gắn liền với văn hoá Sa Huỳnh và văn hoá Champa. Bài viết tập trung phân tích các sản phẩm du lịch của làng Gò Cỏ dựa theo các nguyên tắc chung - ba trụ cột của phát triển du lịch bền vững (kinh tế - văn hoá xã hội - môi trường). Kết quả nghiên cứu đã phát hiện những kết quả rất đáng khích lệ về nỗ lực của hợp tác xã du lịch cộng đồng làng Gò Cỏ trong việc bảo vệ môi trường, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá, phát triển kinh tế địa phương, mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương. Từ khóa: phát triển du lịch bền vững, làng Gò Cỏ, tiêu chuẩn du lịch bền vững ASEAN.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Làng Gò Cỏ là một điểm đến du lịch cộng đồng, hoạt động hướng tới việc thựchiện các mục tiêu của du lịch bền vững. Các sản phẩm du lịch được thiết kế để tốithiểu hóa ảnh hưởng đến môi trường, phát huy giá trị di sản văn hóa và giúp cộng đồngđịa phương hưởng lợi từ sự phát triển bền vững. Trong những năm qua, hoạt động dulịch làng Gò Cỏ đã có những đóng góp tích cực cho địa phương về kinh tế, văn hoá xãhội và môi trường. Câu chuyện từ một ngôi làng “bị bỏ quên” trở thành một ngôi làng“hạnh phúc” đã minh chứng cho những thành quả của cộng đồng địa phương trongviệc phát triển du lịch. Tuy nhiên, hoạt động du lịch làng Gò Cỏ vẫn còn một số hạnchế về bảo vệ môi trường, nhân lực phục vụ du lịch, dịch vụ homestay,… cần đượckhắc phục để đảm bảo tính bền vững. Vì vậy, việc phân tích và đánh giá sản phẩm dulịch làng Gò Cỏ dựa theo các nguyên tắc của phát triển du lịch bền vững là cần thiết,từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sản phẩm du lịch cộng đồng. Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá sản phẩm du lịch ở làng Gò Cỏ dựa trên cácnguyên tắc chung của phát triển du lịch bền vững (môi trường - kinh tế - văn hoá xãhội). Nghiên cứu này không chỉ đóng góp kiến thức cho lĩnh vực du lịch bền vững màcòn mang lại giá trị cho việc phát triển sản phẩm du lịch cộng đồng của làng Gò Cỏtrong thời gian sắp tới.1 Khoa Ngữ văn, Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.Phần 2: DU LỊCH BỀN VỮNG 3912. CƠ SỞ DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Cơ sở dữ liệu để thực hiện bài viết bao gồm dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp. Dữliệu sơ cấp được thu thập thông qua quá trình quan sát, điền dã, phỏng vấn và phátphiếu khảo sát ý kiến. Cơ sở thứ cấp được thu thập từ các văn bản hành chính nhànước, các công trình nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước, các bài viết trên cáctrang website uy tín,… Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng một số phương pháp (định tính và địnhlượng) và kỹ thuật nghiên cứu sau đây: Phương pháp quan sát trực tiếp: tiếp cận, xem xét, thu thập dữ liệu từ thực tiễn tạilàng Gò Cỏ qua nhiều lần điền dã từ năm 2020 đến nay. Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: Trao đổi với một số thành viên HTX du lịch làngGò Cỏ, bao gồm cả những thành viên của ban giám đốc HTX và những thành viên củacác tổ phục vụ. Các cô chú đều là người dân sống lâu năm tại địa phương, tham gia từnhững ngày đầu hợp tác xã du lịch cộng đồng được thành lập và hiện tại vẫn đang gắnbó rất nhiệt tình với các hoạt động của hợp tác xã. Ngoài ra, chúng tôi cũng phỏng vấnmột số người dân sinh sống tại làng Gò Cỏ và khách du lịch để thu thập thông tin về hoạtđộng du lịch cộng đồng tại làng Gò Cỏ. Một số ý kiến nổi bật sẽ được trích dẫn trong bàiviết này (bao gồm cả tên của người được phỏng vấn vì họ đã đồng ý). Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Bảng hỏi dành cho đại diện 37 hộ dân (trongtổng số 83 hộ dân) tại làng Gò Cỏ để khảo sát và đánh giá mức độ tham gia của ngườidân địa phương trong phát triển du lịch cộng đồng tại địa phương. Bảng hỏi gồm có 3phần: Thông tin cá nhân, Sự tham gia của người dân vào hoạt động du lịch cộng đồngtại làng Gò Cỏ, Nhu cầu và mong đợi của người dân trong việc phát triển du lịch cộngđồng tại làng Gò Cỏ. Một số kết quả khảo sát sẽ được đưa vào đề tài này như là sốliệu minh chứng. Kỹ thuật phân loại kết hợp với hệ thống hóa nhằm sắp xếp các dữ liệu thành mộthệ thống logic chặt chẽ theo từng vấn đề khoa học khác nhau. Kỹ thuật phân tích và tổng hợp để phân tích các nguồn tài liệu, chọn lọc nhữngthông tin cần thiết phục vụ cho đề tài nghiên cứu. Sau đó tổng hợp tài liệu theo cácvấn đề cần nghiên cứu.3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN3.1. Cơ sở lí luận và thực tiễn3.1.1. Các khái niệm Sản phẩm du lịch Theo Tổ chức Du lịch Liên Hiệp Quốc (UN Tourism), sản phẩm du lịch được xácđịnh là “sự kết hợp của các yếu tố hữu hình và vô hình, chẳng hạn như tài nguyên thiênnhiên, văn hóa và nhân tạo, các điểm tham quan, cơ sở vật chất, dịch vụ và hoạt động392 HỘI THẢO DU LỊCH QUỐC GIA: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ, KHAI THÁC GIÁ TRỊ DI SẢN, PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH...xung quanh một địa điểm cụ thể, đại diện cho giá trị cốt lõi của tiếp thị điểm đến vàtạo ra trải nghiệm tổng thể cho du khách bao gồm cả những khía cạnh cảm xúc chokhách hàng tiềm năng. Một sản phẩm du lịch được định giá và bán thông qua các kênhphân phối và nó có vòng đời”1. Luật Du lịch Việt Nam (2017) thì định nghĩa: “Sản phẩm du lịchlà tập hợp cácdịch vụ trên cơ sở khai thác giá trị ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: