Thông tin tài liệu:
Vườn Nhật thường có cách bài trí với những hàm ý sâu xa của phong cách Thiền khiến người chiêm ngưỡng cảm thấy thư thai và nhẹ nhàng. Vườn cảnh truyền thống của Nhật Bản mang đặc trưng nổi bật là tập hợp ngăn nắp của các vật thể thiên nhiên thu nhỏ qua bàn tay của con người.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sân vườn thiền định Sân vườn thiền địnhVườn Nhật thường có cách bài trí với những hàm ý sâu xa của phong cáchThiền khiến người chiêm ngưỡng cảm thấy thư thai và nhẹ nhàng.Vườn cảnh truyền thống của Nhật Bản mang đặc trưng nổi bật là tập hợp ngăn nắpcủa các vật thể thiên nhiên thu nhỏ qua bàn tay của con người.Nhiều vườn Nhật có cách bài trí với những hàm ý sâu xa của phong cách Thiền.Nghệ thuật làm vườn Nhật đã phát triển từ lâu với nhiều phong cách thiết kế: sânvườn Karesansui, sân vườn Tsukiyama và sân vườn Chaniwa. Mẫu sân vườn Karesansui là loại sân vườn đá, hay sân vườn khô, hay còn gọi làsân vườn thiền định (Zen garden). Đây là loại sân vườn chịu ảnh hưởng mạnh mẽtừ Phật giáo thiền phái, và được sử dụng trong các ngôi đền Nhật Bản.Loại sân vườn Karesansui đã xuất hiện từ thời Muromachi (1392-1568). Loại sânvườn này không sử dụng đến ao hay suối nước. Nó là biểu tượng của phong cảnhthiên nhiên như đồi, núi, biển, sông, hồ qua việc sử dụng và bố trí đá, sỏi, cát trắng,rong rêu và các loại cây được gọt tỉa.Trong thiết kế sân vườn Karesansui, việc sắp đặt đá là quan trọng. Do vậy, phảiđặt đá đúng chỗ để cho được góc nhìn đẹp nhất. Nếu một viên đá có phẩn đỉnhtrông xấu, bạn đừng đặt nó ngay giữa vườn, hãy đặt nó vào một bên sân vườn.Nên chú ý sắp đặt đá theo chiều ngang hơn là chiều đứng. Nếu các viên đá đượcsắp đặt càng ra xa, hãy bố trí cho chúng chạy nối tiếp nhau. Nếu các viên đá dựavào nhau, bạn nên sắp đặt cho chúng hỗ trợ nhau.