Danh mục

Sáng tạo của Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam

Số trang: 5      Loại file: doc      Dung lượng: 51.00 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Chiến tranh đã lùi xa 35 năm (1975-2010), nhưng sáng tạo lý luận và phươngpháp Hồ Chí Minh vẫn là bài học không bao giờ cũ. Đất nước và thế giới có nhiều đổithay so với thời Hồ Chí Minh, nhưng công cuộc đổi mới muốn thắng lợi vẫn phảixuất phát từ thực tiễn Việt Nam, tiến hành dưới ánh sáng cách mạng, khoa học vànhân văn của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, sải bước cùng thế giới vàthời đại, hướng tới vì mục tiêu của Việt Nam và phù hợp mục tiêu thời đại...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sáng tạo của Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam Sáng tạo của Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam PGS.TS Bùi Đình Phong(TCTG)- Chiến tranh đã lùi xa 35 năm (1975-2010), nhưng sáng tạo lý luận và phươngpháp Hồ Chí Minh vẫn là bài học không bao giờ cũ. Đất nước và thế giới có nhiều đổithay so với thời Hồ Chí Minh, nhưng công cuộc đổi mới muốn thắng lợi vẫn phảixuất phát từ thực tiễn Việt Nam, tiến hành dưới ánh sáng cách mạng, khoa học vànhân văn của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, sải bước cùng thế giới vàthời đại, hướng tới vì mục tiêu của Việt Nam và phù hợp mục tiêu thời đạiNăm 1911, trước cảnh nước mất độc lập, dân nô lệ lầm than, Hồ Chí Minh quyết chí ra đitìm đường giải phóng dân tộc. Với lòng yêu nước và thương dân sâu sắc, Hồ Chí Minh cóquyết định sáng tạo đầu tiên là không “Đông du” theo con đường và lời mời của các bậc chachú mà “Tây du” theo sự mách bảo của trí tuệ, một tư duy khoa học kết hợp với khát vọng,hoài bão giải phóng đồng bào. Từ đó trở đi, quan tâm lớn nhất của Hồ Chí Minh là bằng mọicách để có thể thực hiện được mục đích của mình. Người làm việc như một công nhân thựcsự; viết đơn xin học Trường Thuộc địa với ý định đã có từ lúc trạc 13 tuổi là “muốn làm quenvới văn minh Pháp, muốn tìm xem những gì ẩn đằng sau những chữ Tự do, Bình đẳng, Bácái rồi trở về giúp ích cho đồng bào”, giúp họ hưởng thụ được những lợi ích của học thức. Ýđịnh này bộc lộ một tầm nhìn xa, trông rộng, sáng tạo và bản lĩnh của Hồ Chí Minh trongviệc khám phá, khai thác văn minh nhân loại. khoa học công nghệ của thế giới tư bản, củanhững nước có kẻ đi xâm lược đồng bào mình để phục vụ cho đồng bào mình.Đến với chủ nghĩa Mác- Lênin, Hồ Chí Minh coi đó là cái cẩm nang thần kỳ, là kim chỉ nam,là mặt trời soi sáng con đường chúng ta đi tới thắng lợi cuối cùng. Tuy nhiên, trăn trở lớnnhất của Hồ Chí Minh là vấn đề thuộc địa lại không có sẵn trong học thuyết của các ông,có chăng chỉ là những quan điểm vạch thời đại, đại loại như cách mạng thuộc địa rất quantrọng; cách mạng ở phương Tây muốn thắng lợi thì phải liên hệ chặt chẽ với phong trào giảiphóng chống chủ nghĩa đế quốc ở các nước thuộc địa; vận mệnh của giai cấp vô sản ở cácnước đi xâm lược thuộc địa gắn chặt với vận mệnh của giai cấp bị áp bức ở các thuộc địa.Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin đem lại cho Hồ Chí Minh lờigiải đáp là Quốc tế thứ ba đoàn kết với các dân tộc bị chủ nghĩa thực dân áp bức.Sự quan tâm của Hồ Chí Minh đối với vấn đề thuộc địa là sáng tạo có tính đột phá để thựchiện sự nghiệp giải phóng dân tộc. Nếu như Lênin mới nêu ra những khía cạnh có tínhnguyên lý thì Hồ Chí Minh đã đi sâu khám phá bản chất của chủ nghĩa thực dân, mổ xẻthực trạng thuộc địa.Về bản chất của chủ nghĩa thực dân, Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Chủ nghĩa tư bản là mộtcon đỉa có một cái vòi bám vào giai cấp vô sản ở chính quốc và một cái vòi khác bám vàogiai cấp vô sản ở các thuộc địa. Nếu người ta muốn giết con vật ấy, người ta phải đồng thờicắt cả hai vòi. Nếu người ta chỉ cắt một vòi thôi, thì cái vòi kia vẫn tiếp tục hút máu của giaicấp vô sản; con vật vẫn tiếp tục sống và cái vòi bị cắt đứt lại sẽ mọc ra”(1). Lênin nói vềtầm quan trọng của thuộc địa ở tầm khái quát, còn Hồ Chí Minh đi sâu khai thác cấu trúcchính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa ở thuộc địa. Bằng sự quan sát tinh tường nhiều thuộc địacủa các đế quốc khác nhau, Hồ Chí Minh chỉ ra rằng các thuộc địa cung cấp nguyên liệucho các nhà máy; cung cấp binh lính cho quân đội của chủ nghĩa đế quốc. Các thuộc địatrở thành nền tảng của lực lượng phản cách mạng. Tóm lại, “nọc độc và sức sống của conrắn độc tư bản chủ nghĩa đang tập trung ở các thuộc địa hơn là ở chính quốc”. Trên diễnđàn Đại hội của Quốc tế Cộng sản, Hồ Chí Minh lưu ý Quốc tế Cộng sản không chỉ làtương lai của thuộc địa mà còn là nguy cơ của thuộc địa và nhắc nhở rằng không đượckhinh thường thuộc địa. Người mạnh dạn tuyên bố: “Nếu các đồng chí không lên án chủnghĩa thực dân, nếu các đồng chí không đoàn kết với các dân tộc thuộc địa, thì các đồngchí làm thứ cách mạng gì?”(2).Tố cáo tội ác thực dân, bênh vực các dân tộc thuộc địa, kêu gọi đoàn kết và quyết tâm đấutranh giải phóng thuộc địa là sáng tạo và cống hiến mở đầu của Hồ Chí Minh trong tiếntrình cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam.Vấn đề dân tộc Hồ Chí Minh quan tâm không phải là dân tộc nói chung, dân tộc ở các nướctư bản mà là dân tộc thuộc địa. Quan trọng nhất của vấn đề dân tộc thuộc địa là quyền củacác dân tộc. Trăn trở lớn nhất của Hồ Chí Minh là quyền độc lập của các dân tộc với ýnghĩa là quyền “trời cho”, thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Quyền đó thể hiện trên tất cả cáclĩnh vực, không chỉ là chính trị, kinh tế, văn hóa mà cả chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Đólà một nền độc lập dân tộc thật sự, hoàn toàn, đem sức ta m ...

Tài liệu được xem nhiều: