Danh mục

Sapa, đâu rồi mộng mơ?

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 418.88 KB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đến thăm Sa Pa ngày nay, chứng kiến những gì đang diễn ra ở “thiên đường mùa hè” này, không ít du khách cảm thấy ngậm ngùi nuối tiếc. Tiếc cho một Sa Pa huyền ảo thơ mộng với vẻ đẹp mê đắm lòng người đang bị đối xử bất công, như thể nơi đây chưa từng là một thiên đường tiên cảnh vậy!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sapa, đâu rồi mộng mơ? Sapa, đâu rồi mộng mơ?Đến thăm Sa Pa ngày nay, chứng kiến những gì đang diễn ra ở “thiên đườngmùa hè” này, không ít du khách cảm thấy ngậm ngùi nuối tiếc. Tiếc cho mộtSa Pa huyền ảo thơ mộng với vẻ đẹp mê đắm lòng người đang bị đối xử bấtcông, như thể nơi đây chưa từng là một thiên đường tiên cảnh vậy!Rậm rịch quy hoạch thủy điện ở Sa Pa từ lâu, đến năm 2008 nhiều công tr ình thủyđiện đã được triển khai tại huyện Sa Pa, dọc theo con suối hiền h òa và thung lũngMường Hoa kì ảo với muôn ngàn nếp ruộng bậc thang quyến rũ. Hiện tại ở huyệnSa Pa, Bản Hồ là xã có nhiều nhất các nhà máy thủy điện, với 3 nhà máy đangđược xây dựng: Séo Choong Hô, Sử Pán 2 và Nậm Toóng.Tuy nhiên, trong quá trình thi công, không phải lúc nào các công trình cũng đảmbảo tuân thủ quy định về bảo vệ môi trường, sinh cảnh. Đơn cử, về thủy điện NậmToóng – nằm ngay gần trụ sở Ủy ban nhân dân xã Bản Hồ, Báo cáo ngày27/02/2010 của Ủy ban nhân dân huyện Sa Pa nêu rõ: “Tại khu vực xây dựng nhàmáy, đơn vị đã đổ một khối lượng lớn đất đá khoảng 8.000m3 xuống lòng suối.Qua đợt thanh tra cuối năm 2009, Sở Tài nguyên Môi trường đã yêu cầu đơn vịsau 30/12/2009 phải thực hiện nạo vét toàn bộ đất đá đã đổ xuống lòng suối. Song,tại thời điểm kiểm tra (tháng 02/2010), đơn vị vẫn chưa thực hiện”.Đất đá người ta cứ ngang nhiên đổ xuống khiến dòng Mường Hoa giờ đây trắngbệch toàn những đá cuội, đá tảng. Chủ tịch UBND xã Bản Hồ, ông Vàng VănVững ngán ngẩm: “Các công trình thủy điện ở xã Bản Hồ đều vi phạm về quyđịnh đổ chất thải. Các cơ quan chức năng huyện, tỉnh đã có chỉ đạo và xử phạtnhiều lần, nhưng thực trạng không thay đổi”.Vừa qua, nhóm cán bộ Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch Lào Cai đã tiến hành mộtcuộc khảo sát nhanh, ghi nhận ý kiến của người dân và khách du lịch đến thămkhu vực thung lũng Mường Hoa và du lịch cộng đồng ở xã Tả Van, Bản Hồ. Kếtquả cho thấy, khách du lịch thích thăm thú, thưởng ngoạn ở những nơi mang đậmbản sắc dân tộc bản địa, ít chịu sự tác động của con người và phương tiện kỹ thuật,họ không thích Sa Pa xây dựng nhiều thủy điện như vậy.Thế nhưng, ngày nay đến Sa Pa du khách vẫn phải chứng kiến những hình ảnhnghịch mắt như thế này.“Trong sáu tháng đầu năm 2010, chỉ có hơn 150 khách du lịch cộng đồng đếnthăm và nghỉ lại ở xã Bản Hồ, trong khi cùng kỳ những năm trước con số này làhơn 2.000 lượt – ông Đào Đức Khuyên – Phó ban quản lý Du lịch cộng Đồngthôn Bản Dền nói trong tâm trạng ngậm ngùi. Và theo ông, những công trình thủyđiện ở xã không thể “vô can” trong chuyện này.Thung lũng Mường Hoa với những bậc thang ruộng tăm tắp – nơi mà Sở Văn hóa– Thể thao – Du lịch Lào Cai đang lên kế hoạch trình UNESCO công nhận là Disản Văn hóa thế giới để có chiến lược bảo tồn và phát huy giá trị cảnh quan cũngnhư bản sắc văn hóa các dân tộc bản địa, giờ đây đứng trước nguy cơ không nhỏdo những tác động của những công trình thủy điện và và hệ thống đường truyền tảingang dọc của nó.Vẻ đẹp hoang sơ, thuần khiết mà tạo hóa ban tặng cho Sa Pa liệu có còn không,một mai khi các công trình thủy điện và các dự án phát triển khác nở rộ và tiếp tụckhông tuân thủ chặt chẽ các quy định về môi trường?

Tài liệu được xem nhiều: