Danh mục

Sáu bước để trở thành nhà quản lý quyết đoán

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 143.80 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Có nhiều ý kiến cho rằng làm lãnh đạo là khả năng bẩm sinh; khả năng đó không thể rèn luyện hay học hỏi mà có được. Thật ra, thuật lãnh đạo tùy thuộc vào sự kết hợp nhiều nhân tố...Phẩm chất cá nhân của người lãnh đạo rất quan trọng. Có những loại người thường thành công trong vai trò lãnh đạo hơn một số người khác. Tuy nhiên, người ta có thể học kỹ năng lãnh đạo và có thể phát triển những phẩm chất cá nhân cần thiết để trở thành một người lãnh đạo giỏi. Tính...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sáu bước để trở thành nhà quản lý quyết đoán Sáu bước để trở thành nhà quản lý quyết đoánCó nhiều ý kiến cho rằng làm lãnh đạo là khả năng bẩm sinh; khả năng đókhông thể rèn luyện hay học hỏi mà có được. Thật ra, thuật lãnh đạo tùy thuộcvào sự kết hợp nhiều nhân tố...Phẩm chất cá nhân của người lãnh đạo rất quan trọng. Có những loại người thườngthành công trong vai trò lãnh đạo hơn một số người khác. Tuy nhiên, người ta cóthể học kỹ năng lãnh đạo và có thể phát triển những phẩm chất cá nhân cần thiếtđể trở thành một người lãnh đạo giỏi.Tính quyết đoán là một trong những chiếc chìa khóa mở cánh cửa thành côngtrong vai trò lãnh đạo, kết hợp với sự nhạy bén và sự hiểu biết thấu đáo về các khảnăng giải quyết vấn đề.Bước 1: Hiểu rõ các kiểu lãnh đạoCó nhiều kiểu lãnh đạo khác nhau. Ví dụ, có ba anh chàng chăn cừu. Người thứnhất mở cửa trại, bước ra rồi cho đàn cừu theo sau. Đây là làm theo kiểu lãnh đạođi đầu. Người thứ hai thì đứng ở cuối đàn cừu, đẩy hoặc dẫn dắt chúng ra. Kiểunày được gọi là lãnh đạo hỗ trợ. Người thứ ba thì đi từ đầu xuống cuối bầy vàthỉnh thoảng lại chen vào giữa đàn cừu. Anh ta theo kiểu lãnh đạo tương tác. Biếtcách áp dụng các kiểu lãnh đạo khác nhau sẽ giúp bạn phản ứng hiệu quả trongnhiều tình huống.Lại có quan niệm khác cho rằng có bốn kiểu lãnh đạo: chỉ huy, theo quy trình,sáng tạo và tạo điều kiện (sơ đồ). Mỗi kiểu có liên quan đến tính cách riêng.Mỗi kiểu lãnh đạo thích hợp cho một hoàn cảnh đặc thù nào đó. Một người lãnhđạo theo kiểu cấu trúc thường thành công ở những nơi xem quy trình là quantrọng. Kiểu lãnh đạo thoải mái hoặc tạo điều kiện có thể thích hợp trong việc quảnlý một nhóm người có chuyên môn. Những ông sếp theo kiểu thống trị có thể tốtcho những tổ chức đang cần phải thay đổi thực sự. Một người lãnh đạo theo kiểutrực giác mạnh luôn có thể đối phó với mọi tình huống trong tầm ngắn hạn.Có thể học các kiểu quản lý khác - thêm một chút kiểu thống trị, trực giác hay cấutrúc - khi bạn trở nên tự tin và có kinh nghiệm trong công việc lãnh đạo. Cố gắnglàm theo kiểu mà bạn thích cho đến khi nào thoải mái mở rộng ra các kiểu khác.Lời khuyên vàng: Nếu cấp trên đặt vấn đề về kỹ năng lãnh đạo của bạn, cònngười lao động thuộc quyền quản lý của bạn tỏ ra thiếu động lực hoặc kém năngsuất thì chìa khóa để thay đổi tình hình là: hãy bớt nghĩ về việc bạn đang làm gì vàdành nhiều thời gian lên kế hoạch xem nên làm như thế nào.Bước 2: Học lý thuyết lãnh đạoCác khóa học thuật lãnh đạo của các trường quản trị kinh doanh thường cung cấpcác nguyên tắc nền tảng tổ chức doanh nghiệp. Hãy chọn khóa học thích hợp vớibạn. Các chủ đề từ lý thuyết kinh doanh đến kế hoạch chiến lược, nhận thức rủi ro.Cũng nên học về ứng xử trong tổ chức, marketing, phân tích thị trường và đánhgiá đối thủ cạnh tranh.Có cảm thức công việc tốt và kiến thức quản trị kinh doanh qua đào tạo kỹ càngkhông chỉ đem lại cho bạn sự tự tin mà còn giúp bạn khiến người khác phải kínhtrọng.Lời khuyên vàng: Nếu bạn đang ở vị trí quản lý cấp trung, một khi đã học lýthuyết lãnh đạo, bạn cần tìm ra cơ hội để vận dụng vào thực tế. Hãy nói với cấptrên rằng bạn sẵn sàng nhận lãnh trách nhiệm nhiều hơn. Hãy thể hiện sự sẵn sàngbằng cách đề xuất làm lãnh đạo một dự án cụ thể nào đó hoặc nhận trách nhiệm ởmột lĩnh vực mới, nơi bạn có thể kiểm tra kỹ năng lãnh đạo của mình.Bước 3: Tự nhận thức bản thânBạn nhận thức càng rõ về bản thân thì nhận thức đó càng đem lại hiệu quả.Tự nhận thức bản thân nghĩa là hiểu mình và biết mình, đó là:- Bạn là gì?- Sở thích của bạn là gì?- Mục tiêu của bạn là gì?- Nhận thức của người khác về bạn và mục tiêu của bạn ra sao?- Bạn có động lực như thế nào để đạt mục tiêu?Bước 4: Học hỏi từ kinh nghiệm của người khácCó câu “tri thức là sức mạnh”. Hiển nhiên, một trình độ hiểu biết tốt hơn sẽ chobạn một lợi thế so với đồng nghiệp, khiến bạn trở nên thích hợp với vị trí lãnh đạohơn. Do vậy, bạn phải luôn tìm cơ hội học hỏi cái hay của người khác. Một trongnhững cơ hội rõ ràng mà bạn có thể tranh thủ lợi thế từ đó nếu có thể là:- Tham gia tập huấn: sẽ có ích trong những tình huống thể hiện được sự cách biệttrong ứng xử, kỹ năng hay sự tự tin.- Các chương trình đào tạo: bất luận trong hay ngoài tổ chức của bạn, các chươngtrình đào tạo có thể cho bạn một hiểu biết thấu đáo về năng lực của bạn cũng nhưmở rộng các khả năng cho bạn.- Làm việc theo hệ thống: thể hiện cho cấp trên thấy rằng bạn khâm phục hoặcchia sẻ tuyệt đối kinh nghiệm của mình với người khác, sẽ giúp bạn được thừanhận các tố chất cần phải có ở người lãnh đạo nhiều hơn.Bước 5: Mở rộng kinh nghiệm cá nhânCó nhiều chiến thuật mà bạn có thể khai thác để làm cho kiến thức, sự tự tin vàkhả năng lãnh đạo của bạn tăng lên.- “Đòi” giao thêm việc. Là những việc mở thêm những đường chân trời cho bạnmà không có hậu quả xấu nếu thất bại. Cách này đặc biệt tốt cho những ngườithích học hỏi qua công việc. ...

Tài liệu được xem nhiều: