Thông tin tài liệu:
Các doanh nghiệp được chọn để hình thành và phát triển thành các tập đoàn phân phối chủ yếu sẽ được tổ chức thành 3 nhóm chính. Nhóm thứ nhất gồm các doanh nghiệp phân phối chuyên ngành, được tổ chức theo hệ thống lưu thông thông suốt và dựa trên các mối liên kết kinh tế dọc giữa các kênh sản xuất và tiêu dùng. Những doanh nghiệp này sẽ có các đơn vị trung gian, trung chuyển trực thuộc ở các thị trường khu vực cùng mạng lưới thu mua gom bán lẻ tại các cơ sở.......
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sẽ có các tập đoàn phân phối Việt Nam Sẽ có các tập đoàn phân phối Việt NamĐề án tổ chức thị trường nội địa đang được Bộ Thương mại khẩn trương triển khai xây dựng.Đây được coi là cơ sở để hình thành các tập đoàn phân phối nội địa.Ông Hoàng Thọ Xuân, Vụ trưởng Vụ Chính sách và Thị trường trong nước (Bộ Thương mại),cho biết, việc hình thành và phát triển các tập đoàn phân phối chủ yếu dựa trên quá trình chọnlựa các doanh nghiệp đang hoạt động trong một số hệ thống phân phối mạnh và kênh lưu thônghàng hóa ổn định, có đủ tiềm lực và sức mạnh làm nòng cốt vật chất cho việc phát triển thịtrường nội địa và tổ chức kênh lưu thông phân phối hàng hóa trong nước.Các doanh nghiệp được chọn để hình thành và phát triển thành các tập đoàn phân phối chủ yếusẽ được tổ chức thành 3 nhóm chính. Nhóm thứ nhất gồm các doanh nghiệp phân phối chuyênngành, được tổ chức theo hệ thống lưu thông thông suốt và dựa trên các mối liên kết kinh tế dọcgiữa các kênh sản xuất và tiêu dùng. Những doanh nghiệp này sẽ có các đơn vị trung gian, trungchuyển trực thuộc ở các thị trường khu vực cùng mạng lưới thu mua gom bán lẻ tại các cơ sở.Đồng thời, có chức năng nối liền sản xuất, bám sát quy trình sản xuất và lưu thông hàng hóa,đặc biệt là hàng hóa thiết yếu. Theo đó, chủ yếu những doanh nghiệp được lựa chọn sẽ là cáctổng công ty lớn như Tổng công ty Thép, Tổng công ty Vật tư nông nghiệp, Tổng công ty Ximăng, Tổng công ty Lương thực...Nhóm thứ hai, theo ông Xuân sẽ là các doanh nghiệp phân phối tổng hợp, được tổ chức thànhmạng lưới rộng rãi và đa dạng, bao gồm tổ hợp các đơn vị kinh doanh trên cùng địa bàn. Nhómnày dựa trên các mối liên kết kinh tế ngang trong mạng lưới, tạo thành trung tâm phân phối lớndưới dạng tổng phát hành các loại hàng hóa nhằm phủ kín nhu cầu thị trường của toàn địa bànmột địa phương.Trên cơ sở đó, các doanh nghiệp tham gia nhóm này bao gồm các tổng công ty thương mại khuvực như Tổng công ty Thương mại Sài Gòn, Tổng công ty Thương mại Hà Nội.Nhóm cuối cùng sẽ được tổ chức theo hình thức hiện đại là các siêu thị, trung tâm thương mại,chợ bán buôn và các sàn giao dịch lớn. “Nhóm này sẽ được lựa chọn theo tiêu chí chủ yếu làphù hợp với dung lượng thị trường lớn nhằm phát huy hết tiềm năng và lợi thế phát triển củakhông gian kinh tế ở các thành phố lớn, đồng thời là nguồn tiêu dùng hàng công nghiệp đượcsản xuất tại các tỉnh trọng điểm về sản xuất và tiêu thụ hàng hóa”, ông Xuân nói.Với tiêu chí này, các doanh nghiệp tham gia nhóm thứ ba bao gồm các hệ thống siêu thị và trungtâm thương mại tại các thành phố lớn; các chợ đầu mối bán buôn, sàn giao dịch nông sản cấpvùng tại một số tỉnh trung tâm khu vực.Ông Xuân cho biết, cùng với việc hình thành 3 nhóm tập đoàn phân phối hàng hóa chủ đạo,bước tiếp theo, Bộ Thương mại sẽ chủ trì phối hợp với các cơ quan hữu quan khác, chính quyềnđịa phương và các đơn vị trong 3 nhóm tập đoàn hoạch định chiến lược phát triển cho từng tậpđoàn trong hệ thống kênh phân phối hàng hóa nội địa.Các nội dung chính trong chiến lược phát triển hệ thống này sẽ tập trung vào chiến lược tổ chứckinh doanh theo mô hình hiện đại bao gồm: chiến lược sản phẩm, chiến lược mở rộng thị phầnvà chiếm lĩnh thị trường, chiến lược mạng lưới, hình thức cơ cấu tổ chức và chiến lược nhân sựnhằm từng bước đưa các đơn vị này trở thành các nhà phân phối lớn và nòng cốt trong hệ thốngphân phối lưu thông hàng hóa nội địa.