Thông tin tài liệu:
Siêu âm nhiều khi mang thai sẽ không tốtGS. TS Nguyễn Đức Vy, Chủ tịch Hội sản phụ khoa VN, cho biết: “Có một thực tế là nhiều bà mẹ mang thai rất “nghiện” siêu âm. Tôi đã từng gặp một số trường hợp thai hoàn toàn bình thường nhưng đến lúc sinh đã siêu âm thai tới 20 lần. Dễ bị dị tật? GS. TS Nguyễn Đức Vy, Chủ tịch Hội sản phụ khoa VN, cho biết: “Có một thực tế là nhiều bà mẹ mang thai rất “nghiện” siêu âm. Tôi đã từng gặp một số trường hợp...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Siêu âm nhiều khi mang thai sẽ không tốtSiêu âm nhiều khi mang thai sẽ không tốtGS. TS Nguyễn Đức Vy, Chủ tịch Hội sản phụ khoa VN, cho biết: “Có một thực tế lànhiều bà mẹ mang thai rất “nghiện” siêu âm. Tôi đã từng gặp một số trường hợp thaihoàn toàn bình thường nhưng đến lúc sinh đã siêu âm thai tới 20 lần.Dễ bị dị tật?GS. TS Nguyễn Đức Vy, Chủ tịch Hội sản phụ khoa VN, cho biết: “Có một thực tế lànhiều bà mẹ mang thai rất “nghiện” siêu âm. Tôi đã từng gặp một số trường hợp thaihoàn toàn bình thường nhưng đến lúc sinh đã siêu âm thai tới 20 lần. Ngoài một vài lầnbác sĩ chỉ định thì thai phụ tự động đến các phòng siêu âm của tư nhân - nơi được quảngcáo là máy móc hiện đại, hình ảnh rõ nét - để siêu âm. Trong khi đó, giá siêu âm ở đó kháđắt, từ 150.000 - 200.000 đồng/lần”.Chị Hà, phố Lãn Ông (Hà Nội), cho biết ngay sau khi nghi ngờ có thai, chị đã đi siêu âmluôn nhưng do chưa nhìn rõ nên bác sĩ lại hẹn vào tuần thứ 6 quay lại. Nhưng thời điểmđó siêu âm chưa có tim thai nên chị lại được hẹn siêu âm vào tuần thứ 8 và sau đó là tuầnthứ 12. Như vậy, chỉ trong 3 tháng đầu mang thai, chị Hà đã có tới 4 lần siêu âm và chođến nay, khi đang mang bầu tháng thứ 8, số lần siêu âm của chị đã tới 9 lần.Việc siêu âm thai quá nhiều không chỉ gây tốn kém cho thai phụ mà theo GS-TS Vy, nócòn có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Thai nhi được siêu âm bừa bãi,không hạn chế số lần, trọng lượng sau khi sinh ra thấp hơn hẳn những trường hợp siêuâm theo đúng quy định. Ngoài ra, đã có những nghiên cứu nêu ảnh hưởng lâu dài của siêuâm như nghe kém... song cũng có những nghiên cứu ngược lại cho thấy siêu âm không cóhại cho bé và mẹ vì cường độ sóng âm rất thấp.Tuy nhiên, có một thực tế rất đáng quan tâm là tỉ lệ dị tật ở thai nhi đang tăng lên trongnhững năm gần đây. Ngoài yếu tố môi trường, di truyền thì việc lạm dụng siêu âm có thểcũng là những yếu tố nguy cơ làm gia tăng tỉ lệ dị tật cho thai nhi. GS Vy cho hay hiệnnay, tác hại lâu dài của siêu âm trong tiền sản đối với thai nhi chưa được chứng minh,nhưng không ai dám khẳng định rằng siêu âm là hoàn toàn vô hại đối với thai nhi. “Nhấtlà đối với những thai dưới 8 tuần tuổi - thời điểm mà các tổ chức thai đang được sắp xếpthì không ai dám chắc chắn rằng bất kỳ loại tia nào (trong đó có tia siêu âm) không ảnhhưởng đến sự hình thành của thai”, GS Vy nhấn mạnh.Coi chừng siêu âm đa chiềuTS Lê Anh Tuấn, Phó Giám đốc Bệnh viện Phụ sản T. Ư, cho biết siêu âm thai là mộtphương pháp thăm dò thai và chẩn đoán trước sinh rất hữu ích. Trong 9 tháng 10 ngàymang thai, nếu không có gì bất thường, thai phụ chỉ cần siêu âm 3 lần là đủ để biết bé cókhỏe hay có dị tật gì không. Trường hợp đủ ngày sinh nhưng thai phụ vẫn không có dấuhiệu chuyển dạ, có thể siêu âm thêm lần thứ 4, thứ 5 để đánh giá quá trình chuyển dạ,khối lượng nước ối...Ngoài kỹ thuật siêu âm 2 chiều, lâu nay, nhiều phòng khám tư nhân thường quảng bá vềkỹ thuật 3 chiều, 4 chiều hiện đại giúp nhìn rõ hình ảnh thai nhi. Tuy nhiên, GS Vykhuyên không nên tin rằng 3 chiều tốt hơn 2 chiều.Thông thường, người ta làm siêu âm 2 chiều, chỉ khi có nghi ngờ thì mới chuyển sangchức năng 3 chiều để xem thai có bị dị dạng không hoặc là những bất thường của thaitrước khi sinh. “Còn phương pháp siêu âm 4 chiều thực chất cũng chỉ là siêu âm 3 chiềuvà hình ảnh động. Việc siêu âm giới tính hay lưu hình ảnh thai nhi vào VCD có thể khiếnbà mẹ phải nằm lâu trong quá trình siêu âm, điều đó có nghĩa là tia bức xạ có thể nhiềuđến mức gây hại cho cả mẹ và con”, GS Vy nhấn mạnh.