Danh mục

Sinh kế cộng đồng và hoạt động khai thác nguồn lợi thủy sản tại hồ Tây và hồ Đăk R'tang, tỉnh Đăk Nông

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 542.21 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Áp dụng phương pháp điều tra xã hội, nghiên cứu được thực hiện tại hồ Tây và hồ Đăk R’Tang tỉnh Đăk Nông từ 1/2014 đến 6/2014. Các kết quả nghiên cứu đã cho thấy nguồn lợi thủy sản tại hai hồ không được quan tâm đúng mức. Sinh kế chính của cộng đồng cư dân ven hồ Tây và hồ Đăk R’Tang là canh tác rẫy café, lần lượt chiếm tỷ lệ 55% và 70,1% số hộ. Chỉ có 6,7% số hộ ở cộng đồng ven hồ Tây và 4,5% số hộ ở cộng đồng ven hồ Đăk R’Tang có sinh kế chính là khai thác thủy sản. Hoạt động khai thác thủy sản tại hai hồ bao gồm nhiều phương thức như đâm lao, câu giăng, thả ống trúm, thả lưới (lưới bén), rọ tôm, vó đèn…với sản lượng và thu nhập không cao. Việc khai thác bằng các công cụ bị cấm và khai thác vào mùa vụ sinh sản vẫn còn xảy ra. Hiện tại, nguồn lợi thủy sản ở cả hai hồ đã giảm sút đáng kể do thiếu cơ chế quản lý phù hợp.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sinh kế cộng đồng và hoạt động khai thác nguồn lợi thủy sản tại hồ Tây và hồ Đăk R’tang, tỉnh Đăk Nông Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2015 THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC SINH KẾ CỘNG ĐỒNG VÀ HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC NGUỒN LỢI THỦY SẢN TẠI HỒ TÂY VÀ HỒ ĐĂK R’TANG, TỈNH ĐĂK NÔNG GENERAL LIVELIHOODS OF COMMUNITIES AND FISHING ACTIVITIES AT TAY AND DAK R’TANG RESERVOIRS, DAK NONG PROVINCE Trần Văn Phước1, Nguyễn Văn Quỳnh Bôi2, Lê Việt Phương3 Ngày nhận bài: 27/8/2014; Ngày phản biện thông qua: 19/09/2014; Ngày duyệt đăng: 10/6/2015 TÓM TẮT Áp dụng phương pháp điều tra xã hội, nghiên cứu được thực hiện tại hồ Tây và hồ Đăk R’Tang tỉnh Đăk Nông từ 1/2014 đến 6/2014. Các kết quả nghiên cứu đã cho thấy nguồn lợi thủy sản tại hai hồ không được quan tâm đúng mức. Sinh kế chính của cộng đồng cư dân ven hồ Tây và hồ Đăk R’Tang là canh tác rẫy café, lần lượt chiếm tỷ lệ 55% và 70,1% số hộ. Chỉ có 6,7% số hộ ở cộng đồng ven hồ Tây và 4,5% số hộ ở cộng đồng ven hồ Đăk R’Tang có sinh kế chính là khai thác thủy sản. Hoạt động khai thác thủy sản tại hai hồ bao gồm nhiều phương thức như đâm lao, câu giăng, thả ống trúm, thả lưới (lưới bén), rọ tôm, vó đèn…với sản lượng và thu nhập không cao. Việc khai thác bằng các công cụ bị cấm và khai thác vào mùa vụ sinh sản vẫn còn xảy ra. Hiện tại, nguồn lợi thủy sản ở cả hai hồ đã giảm sút đáng kể do thiếu cơ chế quản lý phù hợp. Từ khóa: Hồ chứa, sinh kế, nguồn lợi thủy sản ABSTRACT Applying social survey method, this study was conducted at Tay and Dak R’Tang reservoirs, Dak Nong province from January to June 2014. The study results showed that fish resources at two reservoirs was not paid enough attention. Main livelihood of resident communities around Tay and Dak R’Tang reservoirs was coffee plantation, taking ratio of 55% and 70,1% of households respectively. Fishing was main livelihood for only 6.7% of households around Tay reservoir and 4.5% of households bordering Dak R’Tang one. Fishing activities at two reservoirs included many measures such as spearing, long-line fishing, eel-pod placing, netting (gill net), shrimp caging, light lift netting… getting low yield and income. Fishing using forbidden gears and fishing in time of reproduction still occurred. At the present, fish resource at two reservoirs has been decreased considerably due to lack of suitable management mechanism. Keywords: Reservoir, livelihoods, fish resource I. ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay, trong bối cảnh suy thoái môi trường và nguồn tài nguyên sinh vật nói chung, thủy sinh vật nói riêng, quan hệ qua lại giữa nguồn lợi thủy sinh vật đối với cộng đồng ngày càng được chú trọng. Bên cạnh giá trị đối với hệ sinh thái và cảnh quan - môi trường, nguồn lợi thủy sinh vật còn góp phần tạo công việc cho cư dân địa phương, tăng thu nhập cho các hộ và cộng đồng. Do đó, phát triển kinh tế địa phương đi đôi với bảo vệ môi trường, bảo tồn và phát triển nguồn lợi thủy sản là những vấn đề 1 3 luôn được các quốc gia đang phát triển quan tâm. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa tìm thấy nhiều nghiên cứu tập trung cụ thể vào vấn đề liên quan giữa nuôi trồng và bảo tồn nguồn lợi thủy sản với sinh kế cộng đồng dân cư khu vực quanh các hồ chứa. Ở phạm vi quốc tế, theo khía cạnh nuôi trồng và quản lý nguồn lợi thủy sản, công bố của Phounsavath năm 1998 về một nghiên cứu điển hình đối với hai cộng đồng nghề cá tại hồ chứa Nam Ngum, Lao P.D.R nhấn mạnh đến vai trò quản lý dựa trên cộng đồng đối với nghề cá hồ chứa. Chuyên khảo của ThS. Trần Văn Phước, 2 ThS. Nguyễn Văn Quỳnh Bôi: Viện Nuôi trồng thủy sản - Trường Đại học Nha Trang Lê Việt Phương: Cao học Nuôi trồng thủy sản 2013 - Trường Đại học Nha Trang TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 49 Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Mạng lưới trung tâm nuôi trồng thủy sản Châu Á Thái Bình dương (Network of Aquaculture Centres in Asia-Pacific - NACA) về tình trạng nghề cá hồ chứa tại 5 quốc gia Châu Á bao gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Nepal, Sri Lanka và Thái Lan (De Silva and Amarasinghe, 2009) cũng phần nào cho thấy ý nghĩa của vấn đề kinh tế - xã hội (bao gồm thu nhập và sinh kế) trong việc quản lý và khai thác các nguồn lợi của hồ chứa. Ở Việt Nam, không nhiều công trình nghiên cứu tập trung vào vấn đề này, đặc biệt ở khu vực Tây Nguyên. Gần đây, một công bố của Lê Ngọc Châu và cộng sự (2011) về hiện trạng khai thác cá ở một số hồ chứa nhỏ (

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: