Thông tin tài liệu:
Receptor hóa học ở hành não Nằm ở phần bụng của hành não, cạnh trung tâm hô hấp, có vai trò kích thích các nơ ron hít vào làm tăng thông khí khi nồng độ H+ trong dịch não tủy hoặc dịch kẽ của não tăng lên. 2.1.2. Receptor hóa học ở ngoại vi Nằm ở xoang động mạch cảnh và quai động mạch chủ, từ đây có các nhánh hướng tâm theo dây thần kinh IX và X lên hành não.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sinh lý hô hấp (Điều hòa hô hấp-2) Sinh lý hô hấp(Điều hòa hô hấp-2)2.1. Các receptor hóa học2.1.1. Receptor hóa học ở hành nãoNằm ở phần bụng của hành não,cạnh trung tâm hô hấp, có vai tròkích thích các nơ ron hít vào làmtăng thông khí khi nồng độH+ trong dịch não tủy hoặc dịch kẽcủa não tăng lên.2.1.2. Receptor hóa học ở ngoại viNằm ở xoang động mạch cảnh vàquai động mạch chủ, từ đây có cácnhánh hướng tâm theo dây thầnkinh IX và X lên hành não. Khinồng độ O2 máu giảm, nồng độH+ hoặc CO2 máu tăng sẽ kíchthích vào các receptor này và từđây sẽ có những luồng xung độngtheo nhánh hướng tâm đi lên hànhnão kích thích trung tâm hô hấplàm tăng thông khí .2.2. Điều hoà hô hấp do nồng độCO2 máuNồng độ CO2 máu đóng vai trò rấtquan trọng. Khi nồng độ CO2 máutăng sẽ tác dụng kích thích hô hấptheo 2 cơ chế:-CO2 kích thích trực tiếp lên cácreceptor hóa học ở ngoại vi, từ đâycó luồng xung động đi lên kíchthích vùng hít vào làm tăng hôhấp.-CO2 thích thích gián tiếp lênreceptor hoá học ở hành não thôngqua H+ : CO2 đi qua hàng rào máunão vào trong dịch kẽ. Ở đó,CO2hợp với nước tạo thành H2CO3, +H2CO3 sẽ phân ly và H sẽ kíchthích lên trung tâm nhận cảm hóahọc nằm ở hành não, từ đây cóluồng xung động đi đến kích thíchvùng hít vào làm tăng thông khí. VìCO2 đi qua hàng rào máu não rất dễdàng nên cơ chế gián tiếp này đóngvai trò quan trọng (hình 14).Nồng độ CO2 bình thường ở trongmáu có tác dụng duy trì hoạt độngcủa trung tâm hô hấp.Khi nồng độ CO2 giảm thấp dướimức bình thường sẽ ức chế vùnghít vào gây giảm thông khí và cóthể ngừng thở.Hình 14: Điều hoà hô hấpcủaCO2 thông qua H+ Khi nhiễm toan, nồng độCO2 máu tăng sẽ kích thích gâytăng cường hô hấp, mục đích đểtăng thải CO2. Khi nhiễm kiềm,nồng độ CO2 máu giảm sẽ ức chếlàm giảm hô hấp, mục đích để giữCO2 lại.2.3. Điều hoà hô hấp do nồng độH+ máuKhi H+ tăng lên sẽ kích thích làmtăng hô hấp theo 2 cơ chế :-Kích thích trực tiếp lên cácreceptor hóa học ở ngoại vi.-Kích thích trực tiếp lên receptorhóa học ở hành não, tuy nhiên, tácdụng này của H+ yếu hơn so với +CO2 vì ion H khó đi qua hàng ràomáu dịch não tuỷ.Tác dụng của H+ cũng giúp cho bộmáy hô hấp có chức năng điều hòathăng bằng toan kiềm cho cơ thể.2.4. Điều hoà hô hấp do nồng độO2 máuBình thường, nồng độ O2 không cótác dụng điều hòa hô hấp,chỉ tácđộng đến hô hấp khi phân áp trongmáu giảm rất thấp (< 60 mm Hg )trong một số điều kiện bệnh lý hoặcvận cơ mạnh, khi đó, nó sẽ tácđộng vào các receptor hóa học ởngoại vi làm tăng thông khí.2.5. Sự tương tác của 3 yếu tố hoáhọc O2, CO2 và pHTác dụng của mỗi yếu tố trên đềuliên quan mật thiết với nhau :- PO2 thấp sẽ làm tăng thông khíphế nang thông qua sự tăng hiệulực của CO2.-pH giảm cũng làm tăng hiệu quảcủa CO2.3. Điều hòa hô hấp theo cơ chế thầnkinh3.1. Xung động thần kinh từ cảmthụ quan ngoại biênKhi kích thích ngoài da như vỗnước lạnh, gây đau có thể làm tăngthông khí. Các receptor nhận cảmbản thể ở khớp, gân, cơ cùng vớinhững kích thích từ vỏ não đã kíchthích trung tâm hô hấp làm tăngthông khí rất sớm và mạnh.3.2. Xung động từ các trung tâmcao hơn3.2.1. Trung tâm nuốt ở hành nãoKhi trung tâm nuốt hưng phấn sẽphát xung động đến ức chế vùng hítvào. Vì vậy, khi nuốt chúng takhông thở, mục đích để thức ănkhông đi lạc vào đường hô hấp.3.2.2. Vùng dưới đồiKhi thân nhiệt tăng lên sẽ kíchthích vào vùng dưới đồi, từ đây sẽphát sinh luồng xung động đi đếnkích thích vùng hít vào làm tăngthông khí, giúp thải nhiệt.3.2.3. Vỏ nãoVỏ não có thể điều khiển đượctrung tâm hô hấp, vì vậy ta có thểhô hấp chủ động. Điều này có ýnghĩa quan trọng trong luyện tập.Khi vỏ não bị ức chế (ngủ, gâymê...), hoạt động hô hấp giảmxuống. Xúc cảm, sợ hãi cũng làmthay đổi hô hấp, có khi gây ngừngthở.3.3. Dây thần kinh XPhản xạ thở ra do các cảm thụ cănggiãn nằm ở thành tiểu phế quản vàphế quản truyền về qua dây X chỉxảy ra khi thể tích khí lưu thôngtrên 1,5 lít do đó đây là một phảnxạ bảo vệ phế nang khỏi bị căngphồng hơn là cơ chế điều hoà nhịpbình thường. ...