Danh mục

SKKN: Dạy tác phẩm văn học dân gian trong mối quan hệ với văn hóa dân gian

Số trang: 40      Loại file: pdf      Dung lượng: 684.45 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 10,000 VND Tải xuống file đầy đủ (40 trang) 0
Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Văn học dân gian mang đặc trưng nguyên hợp, là một bộ phận của văn hóa dân gian. Đặc trưng này khiến văn học dân gian là một bộ phận không thể tách rời với văn hóa dân gian... Bài SKKN "Dạy tác phẩm văn học dân gian trong mối quan hệ với văn hóa dân gian", mời các bạn tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
SKKN: Dạy tác phẩm văn học dân gian trong mối quan hệ với văn hóa dân gian SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯNG YÊN TRƯỜNG T.H.P.T VĂN GIANGDẠY TÁC PHẨM VĂN HỌC DÂN GIAN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI VĂN HÓA DÂN GIAN Người viết: TÔ THỊ HỒNG VÂN Giáo viên trường T.H.P.T Văn Giang Văn Giang 4– 2013 1 A. PHẦN MỞ ĐẦU I. Lí do chọn đề tài 1. Văn học dân gian là vốn qúi của văn học dân tộc. Hiểu được văn học dân giangiúp chúng ta hiểu được về truyền thống của cha ông trong quá khứ, nâng cao tinh thầntự hào dân tộc và tinh thần yêu nước trong mỗi con người. Việc giảng dạy văn học dângian trong chương trình môn Văn các cấp học là cần thiết. Riêng đối với chương trìnhmôn Văn lớp 10 T.H.P.T, việc giảng dạy các tác phẩm văn học dân gian lại càng quantrọng vì lượng tác phẩm văn học dân gian được giảng dạy là khá nhiều, tạo thành mộtmảng kiến thức quan trọng trong chương trình. 2. Văn học dân gian mang đặc trưng nguyên hợp, là một bộ phận của văn hóadân gian. Đặc trưng này khiến văn học dân gian là một bộ phận không thể tách rời vớivăn hóa dân gian. Vì thế, để hiểu văn học dân gian, không thể không đặt nó trong mốiquan hệ với văn hóa dân gian. 3. Tuy nhiên, hiểu biết về vốn văn hóa trong học sinh còn nhiều hạn chế, dẫn đếnviệc các em khó tiếp cận tác phẩm văn học dân gian trong nhà trường T.H.P.T, nhất làđối với những tác phẩm văn học dân gian ra đời từ nhiều thế kỉ trước. Điều đó khiếnchúng tôi đi sâu vào đề tài này nghiên cứu, từ đó đúc rút được một số kinh nghiệm trongviệc giảng dạy văn học dân gian ở lớp 10 T.H.P.T. II. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các tác phẩm văn học dân gian được dạytrong chương trình văn học lớp 10. III. Mục đích nghiên cứu: Đề tài nhằm nghiên cứu một cách dạy tác phẩm dân gian trong mối quan hệ vớivăn hóa dân gian, từ đó giúp học sinh học tốt hơn các tác phẩm văn học dân gian ViệtNam được học trong chương trình Ngữ văn lớp 10 T.H.P.T. IV. Nội dung nghiên cứu: Đề tài của chúng tôi nhằm đạt tới những mục đích sau đây: Thứ nhất: Xác lập cơ sở lí thuyết của việc giảng dạy những tác phẩm văn học dângian dưới góc độ văn hóa dân gian Thứ hai: Đưa ra các góc độ văn hóa để lí giải một tác phẩm văn học dân gian Thứ ba: Chỉ ra một cách cụ thể những góc độ văn hóa dân gian cần khai tháctrong một số tác phẩm văn học dân gian được giảng dạy ở chương trình lớp 10 T.H.P.T.Từ đó đúc kết cách giảng dạy một tác phẩm văn học dân gian trong mối quan hệ với vănhóa dân gian. V. Phương pháp thực hiện: Khi thực sáng kiến kinh nghiệm này, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp sau: 2 - Phương pháp liên ngành: vận dụng kiến thức của nhiều lĩnh vực văn hóa để hiểu tác phẩm văn học dân gian. - Khi nghiên cứu khoa học: Phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp - Khi giảng dạy, chúng tôi sử dụng các phương pháp dạy học nêu vấn đề,phương pháp thuyết trình, phương pháp đàm thoại. B. NỘI DUNG Chương I: Cơ sở lí thuyết của việc giảng dạy tác phẩm văn học dângian dưới góc độ văn hóa dân gianI. Khái niệm văn học dân gian: Văn học Việt Nam là sự tích hợp từ hai dòng văn học dân gian và văn học viết.Trong đó văn học dân gian là nền tảng của văn học viết, là chặng đầu của nền văn họcdân tộc. Khi chưa có chữ viết, nền văn học Việt Nam chỉ có văn học dân gian; khi có chữviết nền văn học Việt Nam mới bao gồm hai bộ phận: văn học dân gian và văn học viết. Văn học dân gian là sáng tác nghệ thuật truyền miệng của các tầng lớp dân chúng,phát sinh từ thời công xã nguyên thủy, phát triển qua các thời kỳ lịch sử cho tới ngày nay.Ba thuật ngữ sau đây được xem là tương đương khi nghiên cứu văn học dân gian: Vănhọc dân gian, sáng tác nghệ thuật truyền miệng của nhân dân, folklore ngôn từ (folklorevăn học). 3II. Cơ sở lí thuyết của việc giảng dạy tác phẩm văn học dân gian trong mối quan hệvới văn hóa dân gian: Ra đời từ buổi ấu thơ của nhân loại, văn học dân gian có những đặc trưng khácbiệt với văn học viết. Những đặc trưng giúp phân biệt văn học dân gian và văn học viếtthường được các nhà nghiên cứu nhắc đến nhiều là: tính nguyên hợp, tính tập thể, tínhtruyền miệng và tính dị bản. Các đặc trưng trên có liên quan chặt chẽ với nhau, tạo ra nétđặc trưng của văn học dân gian so với văn học viết. Trong bốn đặc trưng trên, tínhnguyên hợp là đặc trưng quan trọng hàng đầu và nó cũng chính là cơ sở lí thuyết của việcgiảng dạy tác phẩm văn học dân gian dưới góc độ văn hóa dân gian. Tính nguyên hợp trong văn học dân gian là một vấn đề từ lâu được nhiều nhànghiê ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: