Danh mục

SKKN: Một hoạt động thực hiện đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh - môn Ngữ văn

Số trang: 21      Loại file: pdf      Dung lượng: 430.10 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Việc kiểm tra, đánh giá học sinh là yêu cầu thiết yếu và thường xuyên, gắn liền với hoạt động dạy và học từ xưa đến nay. Mấy năm gần đây, vấn đề này được ngành Giáo dục nghiên cứu, quan tâm, đặt lên hàng đầu. Là một giáo viên, mục tiêu cuối cùng là học sinh của mình đạt được thành tích học tập tốt đẹp. Muốn vậy, cần phải luôn luôn trăn trở, tìm tòi những phương pháp mới phù hợp với môi trường giảng dạy, đối tượng học và xu thế chung của xã hội.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
SKKN: Một hoạt động thực hiện đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh - môn Ngữ văn SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO AG TRƯỜNG THPT NGUYỄN BỈNH KHIÊMĐề tài: Giáo viên: Lâm Thị Thanh Trúc Năm học: 2011-2012 1Đơn vị: THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm 2 Giáo viên: Lâm Thị Thanh Trúc Môn: Ngữ văn Năm học: 2011 - 2012 Đề tài: MỘT HOẠT ĐỘNG THỰC HIỆN“ĐỔI MỚI KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ HỌC SINH” MỤC LỤCA. PHẦN MỞ ĐẦU I- LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI II- PHẠM VI VÀ MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀIB. PHẦN NỘI DUNG I- THỰC TRẠNG II- NỘI DUNG VÀ BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH 1. Thời gian thực hiện 2. Yêu cầu của đề 3. Biện pháp tiến hành 4. Minh chứng về Hướng dẫn chấm 5. Minh chứng về một số “lời phê” và điểm số của người chấm III- KIỂM NGHIỆM LẠI KINH NGHIỆM 1. Hiệu quả a. Đối với học sinh b. Đối với giáo viên 2. Khó khăn 3. Kết quảC. KẾT LUẬN 34 A. PHẦN MỞ ĐẦUI. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Nhiều năm nay, để đáp ứng xu thế phát triển chung của xã hội và tư duycon người, nhà trường phổ thông phải đổi mới mọi mặt. Đổi mới phương phápdạy học là một trong những mục tiêu được quan tâm. Trong đó, đổi mới phươngpháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh là một trong những hoạtđộng thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học, hướng đến việc nâng cao chấtlượng dạy và học trong nhà trường phổ thông. Việc kiểm tra, đánh giá học sinh là yêu cầu thiết yếu và thường xuyên, gắnliền với hoạt động dạy và học từ xưa đến nay. Mấy năm gần đây, vấn đề nàyđược ngành Giáo dục nghiên cứu, quan tâm, đặt lên hàng đầu. Là một giáo viên,mục tiêu cuối cùng là học sinh của mình đạt được thành tích học tập tốt đẹp.Muốn vậy, cần phải luôn luôn trăn trở, tìm tòi những phương pháp mới phù hợpvới môi trường giảng dạy, đối tượng học và xu thế chung của xã hội. Bản thân tôi trong mấy năm gần đây cũng có một thử nghiệm trong phạmvi hẹp muốn được trao đổi với anh chị em đồng nghiệp, có lẽ chưa được toàndiện, rất mong được sự chia sẻ.II- PHẠM VI VÀ MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI: Việc Đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của họcsinh có nhiều qui trình và biện pháp. Trong phạm vi bài viết này, tôi trình bày lạimột hoạt động nhỏ mà tôi đã và đang thực hiện: Học sinh nhận xét, góp ý, đánhgiá cho điểm bài làm văn của bạn để từ đó nhìn lại, tự đánh giá bài làm văncủa mình. Đối tượng thực hiện của tôi là học sinh lớp 12. Sử dụng các tiết dạy tráibuổi để rèn luyện thêm cho các em kĩ năng làm văn nghị luận, chuẩn bị tốt cho kìthi TN THPT cuối năm. Làm văn là một môn học mang tính chất thực hành tổng hợp giữa TiếngViệt với Đọc- hiểu văn bản của chương trình ngữ văn. Khi làm một bài tập làmvăn, học sinh phải huy động tổng hợp kiến thức Tiếng Việt để viết đúng chính tả,dùng từ chính xác, đặt câu đúng ngữ pháp phù hợp với phong cách văn bản vàdiễn đạt mạch lạc nhằm đạt được yêu cầu của đề bài. Ngoài những kiến thức vàkĩ năng Đọc- hiểu văn bản; khi làm văn, học sinh còn phải huy động năng lựcquan sát, trí nhớ, vốn sống và khả năng tư duy của mình để nội dung bài làm cóđược những nét tinh tế, những vẻ sinh động và một phong cách riêng. Mỗi bàilàm văn có thể coi là một “tác phẩm nhỏ” của học sinh. Tác phẩm ấy phản ánhkhá rõ ràng nhận thức tình cảm của học sinh đối với vấn đề văn học và cuộc 5sống. Nó cũng phản ánh khá rõ năng lực và tư duy, trình độ ngôn ngữ và mộtphần cá tính của học sinh. Cho nên, hoạt động này tôi chọn thực hiện ở việc chấm chữa bài văn nghịluận ngắn (thời gian làm bài là 45’). Thông qua đó, ngoài mục tiêu cho học sinhtự đánh giá bài làm văn của bạn, tôi còn kết hợp rèn luyện thêm kĩ năng viết vănnghị luận cho học sinh. Bởi vì nếu các em đã biết đắn đo tìm ra ưu diểm, khuyếtđiểm của bạn để “phê” vào bài, biết cân nhắc để cho vào con điểm đánh giá bàilàm của bạn, thì các em sẽ học tập được ưu điểm và có ý thức tránh đi khuyếtđiểm của bạn trong bài làm của mình sau này. Bên cạnh mục tiêu rèn kĩ năng làm văn cho học sinh, phạm vi đề tài nàycòn nhằm tích hợp rèn luyện thêm các kĩ năng sống cho học sinh: rèn cho các emcó thói quen vận động trí óc khi gặp một vấn đề cần tư duy, rèn cho các em cóđược kĩ năng làm chủ một tình huống, biết đắn đo cân nhắc và có trách nhiệmtrước quyết định của mình. Thông qua hình thức giao tiếp giữa trò – trò, tôimuốn tạo cơ hội cho học sinh phát triển kỹ năng tự đánh giá, giúp học sinh nhậnra những điểm mạnh và điểm yếu của bạn, từ đó soi rọi lại điểm mạnh và điểmyếu của mình, nhằm theo dõi sự tiến bộ của mình… Mặt khác, tôi muốn khuyếnkhích động viên hứng thú học tập của các em bằng cách cho các em làm “giámkhảo” qua một bài làm văn cụ thể. 6 ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: